Điều thú vị trong hành vi Nấu Ăn Tại Nhà mùa COVID-19

Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.

Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.

1. Tổng quan tình hình nấu ăn

Vào ngày 14/3, UBND Quận 1 (TP.HCM) yêu cầu đóng cửa các địa điểm tụ tập đông người. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp chủ động áp dụng cơ chế làm việc tại nhà (Work From Home) nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc, hạn chế nguồn lây lan. Các yếu tố này khiến lượng thảo luận về chuyện ăn gì khi hàng quán đóng cửa bắt đầu tăng dần.Hơn nữa, khi chính sách giãn cách xã hội được thi hành, việc người dùng phải ở nhà nhiều hơn khiến lượng thảo luận về chủ đề “Nấu ăn” tăng mạnh. Chỉ trong vòng một tháng (từ 15/3 đến 16/4), tổng lượng thảo luận của người dùng đạt gần 1 triệu, tăng gần 150% so với trung bình các tháng trước. Đến ngày 3/4, con số này lên đến gần 50K chỉ trong một ngày duy nhất.

2. So sánh sự lựa chọn món ăn trước và trong mùa dịch

Bữa ăn mùa dịch và bữa ăn bình thường có nhiều sự khác biệt. Trong đó, 2 sự thay đổi lớn nhất nằm ở: (1) Loại món ăn & (2) Đặc trưng món ăn.

Trước kia, khi các quán cà phê, trà sữa, đồ ăn vặt còn mở cửa, người dùng thường không làm những món để “nhâm nhi”. Bây giờ, họ sẵn sàng vào bếp để biến tấu các món ăn vặt và đồ uống. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của chính sách giãn cách, người dùng hạn chế qua nhà nhau và do đó giảm đi các bữa nhậu tại nhà.

Trước mùa giãn cách, người dùng thường nấu những món ăn quen thuộc, ưu tiên sự nhanh gọn. Đến khi phải dành gần như cả ngày ở nhà, họ tranh thủ thực hành những cách nấu mới, bổ sung nguyên liệu để bữa ăn lạ miệng hơn. Đây cũng là lý do xuất hiện nhiều món ăn "trendy" trong thời gian này như: cà phê Dalgona, bánh mì bơ tỏi, trứng rán bồng bềnh, trứng ngâm tương.

3. Những lợi ích về sức khỏe tinh thần đối với người dùng

Nấu ăn tại nhà không hẳn là công việc miễn cưỡng phải làm khi cách ly xã hội. Đối với một số người dùng, nó còn đem lại những lợi ích về sức khỏe tinh thần.

Những thay đổi đáng chú ý

Theo quan sát của Buzzmetrics: Vốn dĩ ngày thường, đa phần người dùng đã lựa chọn xuống bếp vì muốn được chăm sóc người khác hay bản thân mình. Đến mùa dịch, điều đó lại càng thể hiện rõ nét hơn. Ngược lại, mặc dù vào ngày thường, người dùng thích chia sẻ những bữa ăn được người khác nấu cho, xem đó là một món quà hay sự bất ngờ thì trong giai đoạn giãn cách xã hội, người dùng lại ít nhắc đến chủ đề này.Lý giải cho những biến đổi trên, ta có thể nhìn vào ba khía cạnh:

  • Thứ nhất, khi thiếu các hình thức giải khuây trong mùa dịch, người dùng chọn cách tự mình xuống bếp nấu ăn thay vì chờ đợi bữa ăn do người khác nấu.
  • Thứ hai, vì giãn cách xã hội giúp người dùng có thêm thời gian ở bên gia đình, họ muốn nhân cơ hội này tự tay nấu những món ăn ngon cho người thân yêu. Người dùng rất coi trọng bữa cơm nhà, nhưng vì ngày thường bận rộn nên họ ít khi được vào bếp.
  • Thứ ba, chăm sóc bản thân cũng là một khía cạnh của việc nấu ăn tại nhà. Người dùng coi mùa dịch là dịp để được tự thưởng cho mình những món yêu thích sau chuỗi ngày làm việc chăm chỉ, đồng thời sống chậm lại, cho đầu óc nghỉ ngơi và chăm chút cơ thể.

Giá trị nào không thay đổi?

Vào ngày thường lẫn trong mùa dịch, niềm đam mê hay sự ngẫu hứng luôn là lý do phổ biến kéo người dùng vào bếp. Điều này cho thấy, một số người xem nấu ăn không chỉ là việc nhà mà còn là thú vui trong cuộc sống.Hơn nữa, được nấu ăn cùng những người thân yêu khiến cho trải nghiệm bếp núc trở nên ý nghĩa hơn, đáng nhớ hơn. Vì lẽ đó mà một số phụ huynh đã tranh thủ mùa dịch rủ con vào bếp và hướng dẫn con cách tự chăm lo bữa ăn hằng ngày.Ngoài ra, dù trước hay trong mùa cách ly, một trong những động lực to lớn nhất của người làm bếp vẫn là được nhìn thấy người khác tận hưởng bữa ăn ngon miệng do chính tay mình nấu. Họ coi trọng giá trị của sự công nhận, biết ơn dành cho công sức mình bỏ ra.

4. Những sự thay đổi này có thể được duy trì sau mùa dịch hay không?

Theo thống kê của Buzzmetrics, 75% người dùng cho biết họ sẵn sàng dành thời gian để nấu ăn tại nhà khi cuộc sống trở lại bình thường.

Một bộ phận người dùng đã phát hiện ra năng khiếu nấu ăn của mình khi ở nhà mùa dịch, đồng thời tìm được niềm vui nơi góc bếp.Bên cạnh đó, cách ly xã hội còn giúp người dùng hiểu được giá trị của bữa ăn do chính tay mình nấu. Đó là sự gắn kết khi cả nhà có thời gian cùng vào bếp, cùng dùng bữa. Hoặc đó là sự mong chờ được nếm thức ăn ngon như một phần thưởng cho những nỗ lực mình đã bỏ ra.Dựa trên cách nhìn nhận tích cực của người dùng về chuyện nấu nướng tại nhà, khả năng cao là xu hướng này vẫn được duy trì khi mùa dịch COVID-19 qua đi.

5. Kết luận

Nhìn chung, nấu ăn tại nhà vừa giúp kết nối mọi người, vừa giúp tạo niềm vui và động lực cho bản thân. Đây là hai góc độ mà thương hiệu có thể khai thác nếu muốn kết nối người dùng thông qua chủ đề "Nấu ăn".

Nhóm thương hiệu liên quan đến sản phẩm phục vụ việc nấu ăn (gia vị, dụng cụ làm bếp...): Qua mùa dịch, người dùng hứng thú hơn với việc nấu ăn tại nhà, hoặc chịu khó biến tấu cho món ăn trở nên lạ miệng hơn. Hãy chia sẻ những công thức thú vị, có lồng ghép sản phẩm thương hiệu, để người dùng thử nghiệm và khoe thành quả lên mạng xã hội. Thương hiệu cũng có thể tổ chức các cuộc thi sáng tạo món ăn cùng với sản phẩm của mình.

Một nhóm người dùng hướng tới một bữa ăn nhanh gọn nhằm trợ sức giữa lúc Work From Home. Đây có thể là nơi để các thương hiệu thể hiện vai trò của mình (brand role) trong việc hỗ trợ các hoạt động nấu nướng của người tiêu dùng.

Nhóm thương hiệu khác: Trải nghiệm vào bếp cùng nhau giúp mẹ và các thành viên khác trong gia đình (đặc biệt là con cái) có thêm thời gian kết nối. Các ý tưởng đơn giản để mẹ tập cho bé nấu ăn từ những bước cơ bản có thể là một cách thú vị để tiếp cận nhóm người dùng này.

Ngoài ra, những lợi ích cảm xúc & tâm lý của nấu ăn (sự tự thể hiện, sự chăm sóc & sự gắn kết gia đình) là những góc độ khác mà những thương hiệu liên quan tới chủ đề "Nấu ăn" hoặc "Gia đình" có thể tận dụng.

Đặc biệt, nấu ăn được xem là một đam mê & một thú vui tại nhà hơn là một nhiệm vụ vất vả. Không ít người tiêu dùng có cảm nhận tích cực hơn về chuyện nấu sau mùa COVID; và đây cũng sẽ là cơ hội cho thương hiệu tiếp cận chủ đề "Nấu ăn" theo góc độ này.

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Nắm Bắt Xu Hướng Mua Sắm Tết Của Người Dùng Từ Dữ Liệu Mạng Xã Hội Để Tối Ưu Chiến Lược Truyền Thông Tết 2025

Tết Nguyên Đán luôn là dịp lễ quan trọng, thu hút nhiều thảo luận và cũng là thời điểm vàng để các thương hiệu kết nối với người tiêu dùng qua những chiến dịch chạm đến cảm xúc, từ đó thúc đẩy nhu cầu mua sắm và chi tiêu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế biến động, tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi đáng kể. Vậy làm thế nào để thương hiệu có thể điều chỉnh chiến lược và thích ứng với những biến chuyển này? Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu qua bài viết sau.

Đọc bài viết
right
Cập Nhật Tình Hình Cạnh Tranh Chiến Dịch Tết 2024 Trên Mạng Xã Hội: Nhiều Thương Hiệu Tạo Dấu Ấn

Thời điểm càng gần kề Tết Giáp Thìn, thị trường càng trở nên sôi động với hàng loạt chiến dịch ấn tượng từ các thương hiệu. Bên cạnh chỉ số Buzz Volume (Số lượng thảo luận) thì Audience Scale (Lượng người dùng thảo luận) cũng là một chỉ số quan trọng cho thấy mức độ ảnh hưởng và thành công của chiến dịch.

Đọc bài viết
right
Xu Hướng Truyền Thông Mạng Xã Hội Dịp Tết 2024: Tết Nay Có Giống Tết Xưa?

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tình hình tài chính trong giai đoạn cuối năm 2023 và trước ngưỡng Tết 2024 đang dần có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn đang chủ động hạn chế những chi tiêu không cần thiết, đặt ưu tiên cho những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu với chi phí hợp lý. Trong bức tranh này, khảo sát "Xu hướng tiêu dùng hiện đại, thấu hiểu để chinh phục thị trường" của VnEconomy và Công ty TNHH Cốc Cốc cho thấy sự lạc quan của 44.6% người tiêu dùng, trong khi 20.8% người dùng có thái độ bi quan về tình hình tài chính trong một năm tới.‍

Đọc bài viết
right
Tiềm năng kết nối người dùng qua Lễ kỉ niệm của ngành ngân hàng

Thống kê của Buzzmetrics cho thấy, ngân hàng đứng top 5 trong số các ngành hàng có nhiều chiến dịch marketing nhất nửa đầu năm 2023. Mỗi ngân hàng có một thời điểm tổ chức Lễ kỷ niệm khác nhau, và do đó mức độ cạnh tranh dễ chịu hơn so với ngày Tết. Hoạt động tổ chức Lễ kỷ niệm gần đây của một số thương hiệu cũng cho thấy hiệu ứng khá tốt đối với người dùng.

Đọc bài viết
right
Người dùng thảo luận gì về ChatGPT trên mạng xã hội?

Tính đến ngày 7/2/2023, đã có 39 thương hiệu từ các ngành hàng khác nhau có nhắc đến ChatGPT, tạo ra 5658 thảo luận. Những thương hiệu bán lẻ đồ công nghệ như FPT Shop đang tạo ra nhiều thảo luận nhất nhờ bài hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của khách hàng?

Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng

Đọc bài viết
right
VN-INDEX 1200, thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội thay đổi như thế nào?

Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Đọc bài viết
right
Thấu hiểu hành trình tìm trường mầm non song ngữ của phụ huynh trên mạng xã hội

Vốn dĩ, chủ đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con ở độ tuổi lần đầu đến lớp. Bên cạnh đó, với bối cảnh hậu đại dịch, cùng xu hướng trở lại trường học, thảo luận về ngành mầm non song ngữ hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội người dùng cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc tìm trường mầm non cho con. 

Đọc bài viết
right
Tìm hiểu xu hướng trẻ hóa nội dung trong ngành ngân hàng

Trải qua một năm 2021 đầy biến động vì dịch bệnh, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự bùng nổ những xu hướng mới. Một xu hướng nổi bật trong khoảng thời gian vừa qua là sự trẻ hóa nội dung nhằm hướng đến Gen-Z - nhóm khách hàng tiềm năng của tương lai.

Đọc bài viết
right
Toàn cảnh ngành Ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào thương hiệu?

Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy biến động vì dịch bệnh, khiến hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, và ngân hàng - một ngành hàng được thảo luận tương đối tích cực trên mạng xã hội, cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, cơ hội và thách thức nào sẽ chờ đợi các ngân hàng?

Đọc bài viết
right
3 điều nên biết về phụ nữ Millennials trên mạng xã hội

Millennials, đặc biệt là phụ nữ, từ lâu đã là nhóm khách hàng quen thuộc của nhiều thương hiệu và được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, “khách hàng quen thuộc” có đi cùng với dễ hiểu và dễ nắm bắt? Qua quan sát của Buzzmetrics về trên mạng xã hội, phụ nữ Millennials là nhóm người dùng đặc biệt phức tạp. Mối quan tâm và các khó khăn của họ không cố định mà luôn có sự thay đổi tại những thời điểm quan trọng của cuộc sống. Vì vậy, khi tìm hiểu phụ nữ Millennials, thương hiệu cần lưu ý điều gì?

Đọc bài viết
right
Báo cáo về khủng hoảng truyền thông ngành Sữa tháng 8/2020

Theo báo cáo của Buzzmetrics vào các năm 2016, 2019 và 2020, ngành sữa là một trong các ngành hàng dễ bị tổn thương do khủng hoảng truyền thông. Ngành hàng này đặc biệt nhạy cảm với các tin tức tiêu cực, dù đó là tin cũ hoặc tin nước ngoài. Năm 2016, “sữa nhiễm khuẩn” - vốn là tin từ năm 2013, cùng với “sữa bột giả Trung Quốc”, đã gây hoang mang trong cộng đồng người tiêu dùng. Năm 2019, tin tức học sinh bị ngộ độc sữa phải nhập viện thu hút sự quan tâm thảo luận của người tiêu dùng. Gần đây, ngành sữa tiếp tục đối diện với khủng hoảng với hình thức lan truyền tương tự các năm trước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào phân tích:

Đọc bài viết
right
COVID-19: Phân tích người dùng trước, trong và sau giãn cách xã hội

COVID-19 là chủ đề thảo luận nóng nhất trên mạng xã hội trong nửa đầu năm 2020. Riêng tháng 3 - tháng cao điểm của dịch bệnh, trung bình mỗi ngày có gần 2 triệu lượt thảo luận về COVID-19. Trong suốt diễn biến của dịch bệnh từ lúc bắt đầu - bùng phát - giãn cách xã hội - giảm dần, COVID-19 đã tạo ra nhiều biến đổi thú vị trong mối quan tâm và hành vi người dùng mạng xã hội. Trong báo cáo này, hãy cùng Buzzmetrics điểm lại các cột mốc và sự biến chuyển của người dùng qua các giai đoạn:

Đọc bài viết
right
Dấu ấn của COVID-19 trong khủng hoảng truyền thông 2020

Sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội. Không chỉ hành vi người dùng bị thay đổi mà những thương hiệu cũng bị ảnh hưởng. Trong khi nhiều thương hiệu đã tìm được cách thích nghi và sống chung với dịch bệnh, vẫn có một số thương hiệu chưa có sự điều chỉnh chính sách phù hợp và phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Đọc bài viết
right
OBM Syndicated Report: Phân tích thảo luận về Tết 2020 và cơ hội cho Tết 2021

Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021.

Đọc bài viết
right
Work From Home - Thái độ của người tiêu dùng và cơ hội cho thương hiệu

Đừng nghĩ rằng, Work From Home giữa mùa dịch chỉ là câu chuyện về sự tập trung và năng suất làm việc. Work From Home với người dùng còn là câu chuyện đi tìm sự cảm hứng trong cuộc sống thông qua các hoạt động thư giãn.

Đọc bài viết
right
Thảo luận về phòng chống dịch Corona: Người tiêu dùng và thương hiệu đang làm gì?

Trong vòng 2 tháng gần đây, đã có tới 65 triệu lượt thảo luận liên quan tới dịch bệnh này. Không còn nghi ngờ gì nữa, Covid-19 trở thành 1 Fad Topic lớn nhất lịch sử; tạo ra ảnh hưởng lớn & kéo dài với thảo luận của người tiêu dùng ở tất cả ngành hàng trên mạng xã hội. Xu hướng thảo luận về Covid-19 bắt đầu giảm sau thông tin chữa khỏi 16 ca bệnh thì một lần nữa lại bùng lên khi phát hiện ca nhiễm 17. Covid-19 vẫn tiếp tục thu hút sự tham gia thảo luận của người dùng do liên tục có thông tin mới về ca bệnh ở Việt Nam và Thế Giới. Nhiều chủ đề thảo luận mới xuất hiện ở giai đoạn 2. Cùng với đó, các hoạt động phòng chống dịch Corona của người tiêu dùng cũng có nhiều sự thay đổi.

Đọc bài viết
right
Vì sao Valentine 2019 trở thành Ngày Gia đình?

Valentine 2019 - không còn là ngày của chỉ những cặp đôi đang yêu. Điều gì đang xảy ra? Và thương hiệu nào sẽ bị ảnh hưởng? Cơ hội nào đang mở ra và nguy cơ nào sẽ đến? Mạng xã hội đang thay đổi, và Valentine củng đang thay đổi. Có lẽ nào, Valentine đã trở thành 1 ngày rất khác, so với Valentine bạn từng biết?

Đọc bài viết
right
4 gợi ý để thương hiệu sống healthy cùng người dùng

Sống healthy không chỉ là một trào lưu. Sống healthy từ lâu đã là một mối bận tâm lớn của người dùng. Tuy nhiên, để khai thác chủ đề này, thương hiệu cần phải nắm bắt được cách người dùng định nghĩa lối sống lành mạnh.

Đọc bài viết
right
Cơ hội Mùa Vu lan dưới góc nhìn của marketer

Mùa Vu lan báo hiếu là một trong những dịp lễ chính của Phật giáo trong năm. So sánh các dịp gia đình, dịp này có lượng thảo luận cao (5.3 triệu buzz) trong năm 2018, chỉ đứng sau Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10). Sự tăng trưởng của Vu lan đến từ nhu cầu chia sẻ/ quan tâm của người tiêu dùng nên được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Vu lan đặc biệt hơn những dịp khác vì là mùa lễ có nguồn gốc từ tôn giáo và kéo dài trong 1 -1.5 tháng. Chính vì vậy, không phải thương hiệu nào cũng biết tận dụng dịp này cho Occasion-based marketing của mình vì tính chất đặc biệt của dịp. Vu lan có sự cạnh tranh thấp, vẫn còn nhiều khoảng trống cho thương hiệu lựa chọn và tận dụng dịp này.

Đọc bài viết
right
Ngày của mẹ 2019 - Ai là người dẫn đầu cuộc chiến?

Năm 2019, Ngày của mẹ thực sự trở thành 1 cuộc chiến với sự tham gia của hơn 246 thương hiệu, gấp 2 lần số lượng thương hiệu tham gia vào Ngày của mẹ năm 2018. Số buzz trung bình do mỗi thương hiệu tạo ra tăng 20% so với 2018. Vậy thương hiệu nào đang dẫn đầu cuộc chiến? Và công thức thành công của thương hiệu đó là gì?

Đọc bài viết
right
Thảo luận về "Ngày phụ nữ" - Cơ hội và thách thức cho thương hiệu

Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.

Đọc bài viết
right
BUZZMETRICS EBOOK: Toàn cảnh xu hướng dinh dưỡng thai kì qua social listening data

Theo thống kê của Buzzmetrics, dữ liệu social listening đang chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong mối quan tâm của mẹ bầu 2017 - 2018.

Đọc bài viết
right
Ngày của cha: Dịp đặc biệt mới nổi hay tiềm năng chưa được khai thác?

"Một năm có 3-4 ngày dành cho mẹ nhưng chỉ có 1 ngày của cha." Là dịp duy nhất dành cho cha trong năm, Ngày của cha đã đáp ứng được nhu cầu bày tỏ tình cảm của người tiêu dùng dành cho họ. Làm thế nào để thương hiệu tận dụng được tiềm năng của ngày?

Đọc bài viết
right
Những câu chuyện vào "Dịp cuối năm học" và Cơ hội cho thương hiệu 2018

Các dịp đặc biệt đều sẽ thay đổi qua từng năm, và dịp cuối năm học cũng không ngoại lệ, đặc biệt hơn khi đối tượng chính của dịp này (học sinh) là thế hệ gen Z, thì sự thay đổi vào dịp này sẽ càng diễn ra nhanh chóng hơn nữa. Vậy dịp này vào năm 2018, có gì mới và có gì khác biệt so với 2017?

Đọc bài viết
right
18 thương hiệu và Compliment Challenge: Bài học marketing từ việc tận dụng trào lưu ngắn hạn

Cùng Buzzmetrics tìm hiểu một trào lưu mạng xã hội được 18 thương hiệu ưu ái áp dụng gần đây - #complimentchallenge, cùng trả lời các câu hỏi Yếu tố làm nên sức hút của nó? Các thương hiệu đã tận dụng nó thế nào? Những thương hiệu nào làm tốt nhất?

Đọc bài viết
right
Social Slang – Hệ ngôn ngữ thời thượng dành cho social media marketing

Social Slang chính là một cách để các thương hiệu có thể tiếp cận được đến các phân khúc khách hàng thuộc thế hệ Z (sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000). Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu về Social Slang nhé.

Đọc bài viết
right
Thảo luận cuối năm học - cơ hội cho thương hiệu

Cuối năm học luôn là một trong những thời điểm đặc biệt quan trong đối với học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp sắp chia tay trường lớp và phải đối mặt với kì thi chuyển cấp thử thách. Việc sử dụng chủ đề thảo luận cuối năm học là cơ hội cho các thương hiệu thực hiện các chiến dịch Occasion-Based Marketing của mình

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Diana qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 23 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Diana trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2016 (01/07/2016 – 31/12/2016).

Đọc bài viết
right
Các thương hiệu đã tận dụng trào lưu trên mạng xã hội như thế nào?

Các trào lưu và xu hướng được yêu thích trên cả thế giới như Pokémon Go, Be like Bill, Pen Pineapple Apple Pen (PPAP). Việc tận dụng các trào lưu hoặc chủ đề nóng để tương tác với người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ đã trở thành một tactic phổ biến được nhiều thương hiệu ứng dụng.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: LiF KUN qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ phân tích LIF Kun trên social media, và phân tích ý kiến của người tiêu dùng về thương hiệu này, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.

Đọc bài viết
right
Vì sao quảng cáo Điện Máy Xanh gây sốt mạng xã hội?

Hãy cùng Buzzmetrics đi tìm câu trả lời thông qua việc mổ xẻ đoạn phim quảng cáo gây bão mạng xã hội gần đây nhất - TVC Điện Máy Xanh  thông qua thống kê và phân tích về chủ đề này trên social media.

Đọc bài viết
right
Thảo luận của cha mẹ trong mùa hè 2016

Thảo luận của cha mẹ về chăm sóc và nuôi dạy con cái luôn nhận được sự quan tâm lớn trên social media, đặc biệt là vào dịp hè. Dựa trên số liệu tổng hợp và phân tích, Buzzmetrics sẽ giúp xác định những mối quan tâm của các bậc phụ huynh có con từ 3-5 tuổi và 6-10 tuổi trong khoảng thời gian hè từ 05/2016 - 08/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Bobby qua góc nhìn social listening

Tã giấy là một mặt hàng quen thuộc cho các bậc cha mẹ có con nhỏ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều thương hiệu tã giấy xuất hiện trên thị trường khiến cho việc lựa chọn thương hiệu nào để dùng cho con trở thành nỗi băn khoăn lớn. Nhằm tạo lòng tin nơi người tiêu dùng cũng như tăng khả năng cạnh tranh, các thương hiệu tã giấy đang ngày càng đẩy mạnh các chương trình quảng bá sản phẩm, đặc biệt là trên social media. Buzzmetricstiếp tục thực hiện bài viết thứ 9 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”, gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng nước xả vải: Xu hướng người tiêu dùng và cuộc chiến Comfort – Downy trên social media

Ngành hàng nước xả vải từ lâu đã trở thành sân chơi của 2 ông lớn Comfort và Downy chứ không có nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau như những mặt hàng tiêu dùng nhanh khác, nhưng sự chủ động quảng bá thương hiệu vẫn làm ngành hàng này trở nên sôi động trên social media.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu fanpage ngành Chăm sóc cá nhân: Loại nội dung nào tạo nhiều tương tác nhất?

Ngành hàng Chăm sóc cá nhân (Personal Care) là một trong những ngành hàng chiếm thị phần thảo luận lớn nhất trên Social media tại Việt Nam hiện nay, đây cũng là một trong những ngành hàng có cuộc chạy đua gay gắt nhất giữa các thương hiệu trong việc cập nhật nhiều loại content phong phú và mới lạ để thu hút khách hàng

Đọc bài viết
right
Thảo luận về Du lịch của giới trẻ qua phân tích trên social media

Du lịch là một trong những hoạt động được giới trẻ yêu thích và đồng thời là một chủ đề hot nhất trên social media từ đầu năm đến nay do sự phát triển của xu hướng viết review (địa điểm du lịch, bí quyết du lịch,...) trên mạng xã hội. Để hiểu rõ hơn về xu hướng đi du lịch của giới trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề Du lịch được thảo luận bởi nhóm đối tượng này trên social media nhằm tìm ra những sở thích và nhu cầu cụ thể của giới trẻ khi đi du lịch.

Đọc bài viết
right
Phân tích 5 trào lưu hot nhất trên mạng xã hội Q1/2016

Theo thống kê của Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội, thì dưới đây là các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media từ sau Tết đến nay:

Đọc bài viết
right
Ngành hàng chăm sóc sức khỏe: Khách hàng đang quan tâm gì nhất trên social media?

Thảo luận về ngành hàng chăm sóc sức khỏe đang là chủ đề nóng hiện nay trên mạng xã hội, Vậy thì người dùng trên mạng xã hội đang quan tâm điều gì về chủ đề này? và các Thương hiệu đã tận dụng những thông tin này để tương tác với khách hàng như thế nào?

Đọc bài viết
right
5 loại nội dung tương tác tốt nhất trên mạng xã hội đầu năm 2016

Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua Top 5 nội dung tương tác tốt nhất trên mạng xã hội đầu năm 2016 này, trong đó có thể điểm qua các Trào lưu hot như: Review, Food Video, chế ảnh...

Đọc bài viết
right
Thảo luận về bệnh cao huyết áp trên social media

Cao huyết áp là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong ngành hàng Dược phẩm và Y tế, theo thống kê của Buzzmetrics trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9/2015

Đọc bài viết
right
Thảo luận về bệnh tiểu đường trên social media

Thảo luận về bệnh tiểu đường trên social media đang là chủ đề nóng chỉ sau bệnh Cao huyết áp trong giai đoạn 05/2015 - 09/2015 của ngành hàng Y tế và Dược phẩm.

Đọc bài viết
right
Phân tích thảo luận chọn trường: Phụ huynh nói gì trên social media?

Trong các chủ đề được quan tâm nhiều nhất của các bậc cha mẹ thì thảo luận chọn trường cho con được xem là một trong những việc quan trọng nhất. Sự xuất hiện của các trường quốc tế đem lại nhiều hơn sự lựa chọn cho các bậc cha mẹ tuy nhiên cũng khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng sữa bột bé 0-6 tháng: Ý kiến thật sự của người tiêu dùng

Ngành hàng sữa bột (Milk powder) tuy không phải là ngành hàng được thảo luận nhiều nhất trên social media nhưng lại là ngành hàng có mức độ thảo luận có chiều sâu và nhiều insight về ngành hàng cũng như hành vi của người tiêu dùng.

Đọc bài viết
right
SOCIAL LISTENING: Khai thác hàng trăm xu hướng các ngành hàng trên mạng xã hội

Muốn biết nhóm sản phẩm nào đang hot, celebs nào được nói đến nhiều nhất trong showbiz, hay các chủ đề thảo luận hot nhất trên social, hãy hỏi Buzzmetrics.

Đọc bài viết
right
Thảo luận xu hướng làm đẹp hot nhất 2015 qua phân tích mạng xã hội

Thống kê của Buzzmetrics về Ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp cho thấy Trang điểm, Chăm sóc da và Chăm sóc tóc là 3 lĩnh vực có nhiều chủ đề và thảo luận về xu hướng làm đẹp sôi nổi nhất trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/03/2015 - 31/08/2015).

Đọc bài viết
right
Công thức hình thành trào lưu trên social media tại Việt Nam

Một trong những điều đánh dấu sự thành công của một chiến dịch là tạo được hiệu ứng trào lưu hưởng ứng trong đó có đậm chất hình ảnh của thương hiệu. Để làm được điều này có 2 cách: 1. Tìm ra một công thức hình thành trào lưu; hoặc 2. Ăn theo một trào lưu với phiên bản thương hiệu.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng khử mùi - người tiêu dùng đang nói gì trên social media?

Buzzmetrics phân tích các thảo luận trên social media về ngành hàng khử mùi cho thấy: Các sản phẩm trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, thể hiện qua số lượng lớn các thảo luận tiêu cực về các sản phẩm này

Đọc bài viết
right
Hướng đi cho các chiến dịch quảng cáo ngành hàng Chăm sóc răng miệng

Thống kê các thảo luận về ngành hàng Chăm sóc răng miệng của Buzzmetrics vào quý III/2014 cho thấy thảo luận của người tiêu dùng khuyên lẫn nhau cách chăm sóc răng miệng xoay quanh Các biện pháp tự nhiên và Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng

Đọc bài viết
right
Thảo luận của phụ nữ mang thai về sản phẩm sữa bầu

Trên khắp các phương tiện social media, đặc biệt là diễn đàn trực tuyến, có thể dễ dàng thấy được rất nhiều thảo luận của phụ nữ mang thai về sản phẩm sữa bầu, chia sẽ các ý kiến và tư vấn về các loại sữa dành cho bà bầu.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng nước uống thể thao – Rất có tiềm năng nhưng chưa được nhìn nhận đúng

Vừa mới xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây, nhưng ngành hàng nước uống thể thao đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù lượng thảo luận còn thấp nhưng nước uống thể thao là một phân khúc rất tiềm năng trong thị trường nước giải khát.

Đọc bài viết
right
DMCA.com Protection Status