Ngành sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên Mạng xã hội: Insight cho chiến lược Influencer Marketing (Phần 1)

Influencer Marketing đã trở thành một “vũ khí” không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của ngành sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và sự bùng nổ thảo luận trên mạng xã hội, ngành này đang mở ra cơ hội vàng cho các thương hiệu muốn tiếp cận người dùng một cách hiệu quả.
Từ việc tận dụng HCPs (Healthcare Professionals) để xây dựng uy tín, KOLs để lan tỏa thông điệp, đến KOCs để thúc đẩy hành vi mua hàng, Influencer Marketing không chỉ định hình nhận thức mà còn tác động mạnh mẽ đến hành vi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng này, các thương hiệu cần chọn đúng nhóm Influencer, tối ưu hóa nội dung và luôn cảnh giác trước những rủi ro tiềm tàng như quảng cáo thiếu minh bạch hay khủng hoảng truyền thông.
Dưới đây, Buzzmetrics sẽ phân tích sâu hơn về bối cảnh ngành, hành vi người tiêu dùng và cách tận dụng Influencer Marketing một cách hiệu quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
1. Bối cảnh ngành sản phẩm chăm sóc sức khỏe: Tiềm năng lớn từ thị trường và mạng xã hội
Ngành sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, bao gồm thuốc, thực phẩm chức năng (TPCN) và dụng cụ y tế, đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thị trường TPCN đã đạt quy mô khoảng 2,4 tỷ USD từ 2022 , với đà tăng trưởng kép tới 7% (2023-2028) theo Euromonitor. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch sang các sản phẩm tự nhiên (natural products) và thiết bị y tế cá nhân như máy đo huyết áp hay nhiệt kế thông minh đang trở thành điểm sáng thu hút người tiêu dùng.
Trên mạng xã hội, sức hút của ngành này càng rõ rệt. 56 triệu trong 1 năm từ 2023-2024 với 11 triệu người dùng tham gia cho thấy mức độ quan tâm lớn từ cộng đồng.
Một thống kê đáng chú ý từ NielsenIQ (2023) cho thấy người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm trẻ, ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về sản phẩm sức khỏe, với 70% thuộc nhóm ‘Cautious Spender’ và ‘Rebounder’ dựa vào các nguồn đáng tin cậy như mạng xã hội để đưa ra quyết định mua sắm."

Đặc biệt, từ sau đại dịch Covid-19, các cuộc thảo luận về sức khỏe gia tăng mạnh mẽ, với TikTok nổi lên như một nền tảng dẫn đầu nhờ định dạng video ngắn. Không chỉ vậy, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các KOLs và KOCs trong ngành healthcare đã tạo nên một làn sóng mới, thu hút sự chú ý và tương tác từ người dùng.
Trong bối cảnh đó, Influencer Marketing trở thành kênh tiếp thị nổi bật nhờ khả năng gia tăng cả về số lượng, chất lượng và sự đa dạng trong phân loại. Từ các bác sĩ chia sẻ mẹo sức khỏe trên TikTok (HCPs) đến những chiến dịch hợp tác với chuyên gia y tế của các thương hiệu lớn như Pfizer hay Sanofi, Influencer đang ảnh hưởng đến nhiều giai đoạn trong hành trình trải nghiệm sản phẩm của người dùng – từ nhận thức (awareness) đến quyết định mua hàng (purchase).
Key Takeaway: Influencer Marketing là công cụ mạnh mẽ để thay đổi nhận thức và hành vi người tiêu dùng, đặc biệt khi tận dụng các định dạng như video ngắn và nội dung cá nhân hóa.

2. Insight người tiêu dùng mạng xã hội: Sức ảnh hưởng từ Influencer
Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong cách người tiêu dùng tiếp cận thông tin. Không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các kênh truyền thống như bệnh viện hay báo chí, người dùng giờ đây tìm đến mạng xã hội như một nguồn tham khảo chính để khám phá, thảo luận và quyết định về sức khỏe. Tuy nhiên ngành đang có lượng lớn thông tin bị “làm nhiễu” bởi nhóm Online Seller có thể khiến người dùng lạc trong ma trận thông tin.

Trước quá nhiều thảo luận, thông tin, người dùng vẫn lựa chọn tham khảo và tin tưởng vào các thảo luận đến từ 2 nhóm đối tượng chính:
- Review từ người dùng khác: Đây được xem là nguồn đáng tin cậy hàng đầu nhờ tính chân thực. Một bài chia sẻ trải nghiệm sử dụng thực phẩm chức năng hay thiết bị y tế từ người dùng thực tế thường có sức ảnh hưởng vượt xa những lời quảng cáo bóng bẩy.
- KOLs, KOCs và Expert – Bộ ba dẫn dắt:
- KOLs (Key Opinion Leaders): Những người nổi tiếng hoặc chuyên gia có sức ảnh hưởng lớn, như blogger sức khỏe hay người mẫu quen thuộc, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thông điệp thương hiệu đến đông đảo công chúng.
- KOCs (Key Opinion Consumers): Người tiêu dùng bình thường nhưng có khả năng tạo tác động trong cộng đồng nhỏ, mang đến những câu chuyện gần gũi – từ việc mở hộp thực phẩm chức năng đến chia sẻ cảm nhận sau khi dùng thử.
- HCPs (Healthcare Professionals): Bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng – những người mang lại sự tin tưởng tuyệt đối nhờ kiến thức chuyên môn, đặc biệt trong các chủ đề nhạy cảm như thuốc hay vắc-xin.

Key Takeaway: HCPs, KOLs và KOCs không chỉ là kênh truyền thông mà còn là những người đồng hành đáng tin cậy của người tiêu dùng trong việc chăm sóc sức khỏe. Thương hiệu cần nắm rõ thế mạnh của từng nhóm để tối ưu hóa chiến dịch ở mỗi giai đoạn cụ thể.
Kết luận
Như vậy Influencer Marketing đang định hình ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, từ việc gia tăng nhận thức đến thúc đẩy hành vi mua hàng. Các thương hiệu cần phải tận dụng sức ảnh hưởng của HCPs, KOLs và KOCs để tăng nhận thức và thúc đẩy hành vi mua hàng trong một thị trường đầy tiềm năng.
Tuy nhiên để tối ưu hiệu quả, các thương hiệu cần kế hoạch phù hợp và quản lý rủi ro cẩn thận. Đón đọc phần 2 để khám phá cách chọn Influencer đúng và xây dựng chiến dịch thành công!
Thông tin bài viết