Báo cáo về khủng hoảng truyền thông ngành Sữa tháng 8/2020

Theo báo cáo của Buzzmetrics vào các năm 2016, 2019 và 2020, ngành sữa là một trong các ngành hàng dễ bị tổn thương do khủng hoảng truyền thông. Ngành hàng này đặc biệt nhạy cảm với các tin tức tiêu cực, dù đó là tin cũ hoặc tin nước ngoài. Năm 2016, “sữa nhiễm khuẩn” - vốn là tin từ năm 2013, cùng với “sữa bột giả Trung Quốc”, đã gây hoang mang trong cộng đồng người tiêu dùng. Năm 2019, tin tức học sinh bị ngộ độc sữa phải nhập viện thu hút sự quan tâm thảo luận của người tiêu dùng. Gần đây, ngành sữa tiếp tục đối diện với khủng hoảng với hình thức lan truyền tương tự các năm trước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào phân tích:

Theo báo cáo của Buzzmetrics vào các năm 2016, 2019 và 2020, ngành sữa là một trong các ngành hàng dễ bị tổn thương do khủng hoảng truyền thông. Ngành hàng này đặc biệt nhạy cảm với các tin tức tiêu cực, dù đó là tin cũ hoặc tin nước ngoài. Năm 2016, “sữa nhiễm khuẩn” - vốn là tin từ năm 2013, cùng với “sữa bột giả Trung Quốc”, đã gây hoang mang trong cộng đồng người tiêu dùng. Năm 2019, tin tức học sinh bị ngộ độc sữa phải nhập viện thu hút sự quan tâm thảo luận của người tiêu dùng. Gần đây, ngành sữa tiếp tục đối diện với khủng hoảng với hình thức lan truyền tương tự các năm trước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào phân tích:

1. Khủng hoảng ngành sữa 2020: Cơ chế lan truyền

Tháng 8/2020, khủng hoảng ngành sữa lại bùng phát trên mạng xã hội, và báo chí tiếp tục là nguồn phát khủng hoảng. Cụ thể, vào ngày 18/8/2020, nhiều báo đăng tải tin bài với nội dung như sau: Trong 15 thương hiệu sữa được đem đi kiểm định, Hội người tiêu dùng Hong Kong phát hiện 9 mẫu sữa có chất gây ung thư.

Thông tin này nhanh chóng được chia sẻ bởi những người có ảnh hưởng trong Ngành Mẹ & Bé như: Hot Mom, KOLs, và lực lượng đông đảo những người bán hàng online. Điều này giúp thông tin nhanh chóng tạo ra tầm ảnh hưởng lớn tới cộng đồng các mẹ. Câu chuyện trở nên bùng nổ thực sự khi chính các mẹ - những người tiêu dùng bắt đầu quan tâm, tham gia thảo luận và lan truyền tạo thành làn sóng lớn trong thời gian ngắn. Tính đến 13h trưa ngày 19/8/2020, Buzzmetrics ghi nhận 42,704 lượt thảo luận được tạo ra. với tỷ lệ thảo luận đến từ người tiêu dùng chiếm tới 92.20%. Các mẹ lan truyền thông tin này bằng cách:

  1. Cập nhập thông tin lẫn nhau: Hỏi thăm mọi người đã đọc tin chưa? Hỏi thăm về tính chính xác của thông tin? Cũng chính vì hoạt động “hỏi thăm nhau” góp phần làm cho các thông tin được truyền miệng và các biến thể của thông tin được xuất hiện.
  2. Cảnh báo cho bạn bè người thân đang sử dụng sản phẩm: Hỏi thăm mọi người có sử dụng sản phẩm sữa này không?
  3. Lan tỏa thông tin cho bạn bè: Kêu gọi mọi người thông báo cho bạn bè biết.

Tính đến 13h ngày 21/08, lượng thảo luận đã lên tới 146,240 buzz. Tuy nhiên, các kênh thảo luận có sự thay đổi rõ rệt: Chuyển dịch sang hội nhóm lớn dành cho các mẹ. Các thành phần tham gia thảo luận bắt đầu cập nhập thông tin lên các hội nhóm để thêm nhiều mẹ biết được tin tức của vụ việc. Vào giai đoạn này, tỷ lệ thảo luận trên các hội nhóm chiếm đến gần 20% tổng lượng thảo luận. Các thông tin bắt đầu được thảo luận nhiều chiều hơn và chỉ số tiêu cực cũng giảm xuống.Tiếp đó, bắt đầu có các thương hiệu đăng bài đính chính thông tin kèm công văn làm rõ sự việc tới từ Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm. Các tổ chức lớn, có uy tín cũng lên tiếng trấn an dư luận. Cụ thể, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố đã cho đăng tải bài viết giải thích những chi tiết bị hiểu nhầm.Cho đến ngày 26/08, cuộc khủng hoảng đã không còn nóng như trước. Dù vậy, cuộc khủng hoảng đã có ảnh hưởng lớn tới ngành sữa bột, với hơn 200 nghìn thảo luận được tạo ra trong vòng một tuần, 259 bài đưa tin từ 172 tờ báo, 568 fanpage và group tham gia thảo luận.

2. Người tiêu dùng phản ứng như thế nào trước thông tin tiêu cực?

Trong giai đoạn diễn ra khủng hoảng, trong cộng đồng các mẹ chia ra các luồng ý kiến trái chiều. Các thảo luận tiêu cực vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn vì nhiều lý do:

  1. Sản phẩm dành cho trẻ chứa chất gây ung thư khiến các mẹ hoang mang.
  2. Lo lắng vì mình đang dùng thương hiệu sữa được nhắc đến trong bài viết, nên có ý định đổi sữa. Sức khỏe của con trẻ được các mẹ đặt lên hàng đầu, nên dù thông tin chưa biết đúng hay sai thì các mẹ vẫn muốn đảm bảo sức khỏe cho con.
  3. Nói không với sữa công thức hay sữa bột.
  4. Một bộ phận online seller tạo ra lượng thảo luận tiêu cực để bán hàng, khuyên các mẹ đổi sữa với phương châm “Người Việt dùng hàng Việt, hàng nội địa".

Song song đó vẫn có thảo luận tích cực:

  1. Các mẹ cảm thấy may mắn vì không có tên thương hiệu sữa mình dùng.
  2. Cho rằng sự việc diễn ra ở Hong Kong, không liên quan tới Việt Nam. Hàng nội địa vẫn tốt do đã qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng.
  3. Tỏ ra bình tĩnh, kêu gọi mọi người chờ thông báo chính thức.
  4. Nghi ngờ tính xác thực của bài báo, muốn được làm rõ thêm.

Nhìn chung, thói quen và nhận thức của người dùng, đặc biệt là các mẹ, đã có sự thay đổi trước thông tin tiêu cực. Trước đây, các dòng sữa nhập, xách tay hoặc các dòng sữa nội địa Trung/ Nhật/ Hàn thường được các mẹ chú ý. Sau tin tức này, có nhiều thảo luận thể hiện ý định chuyển sang dòng sữa khác. Trong đó “sữa Việt” - một yếu tố ít được chú ý trước đây, bây giờ trở thành mối quan tâm hàng đầu. Theo người dùng, ưu thế của sữa Việt là: (1) Có Bộ Y tế đảm bảo, (2) chất lượng ổn, (3) giá cả ổn. Sữa hạt và sữa tươi được cân nhắc thay cho sữa công thức, có thể điều này dẫn đến sự rời bỏ ngành hàng sữa công thức & cơ hội cho sự lên ngôi của sữa tươi và sữa hạt.Bên cạnh đó, vẫn có các mẹ tiếp tục sử dụng sữa công thức, nhưng là các thương hiệu khác, không được nhắc tên trong bài báo. Một sự thay đổi thứ hạng ưu tiên các nhãn hiệu sữa được chọn mua có thể đang diễn ra trong ngành hàng sữa công thức. Đây sẽ là cơ hội cho những thương hiệu nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng để đứng vững trên thị trường sau khủng hoảng.

Kết luận

Qua khủng hoảng ngành sữa, có thể thấy: (1) Mặc dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng tin bài tiêu cực về ngành sữa đã thu hút lượng lớn thảo luận. Sức khỏe trẻ em là một vấn đề quan trọng, nên mẹ rất dễ lo lắng hoang mang với các “tín hiệu” cho thấy có thể ảnh hưởng đến con, kể cả các tin tức chính xác hay tin chưa được kiểm chứng. Chưa kể các hoạt động truyền miệng của người tiêu dùng có thể làm thông tin diễn biến nhanh & khó dự đoán trước.Điều này cho thấy ngành sữa là một ngành hàng nhạy cảm với tin tiêu cực, các thương hiệu nên phải theo dõi sát sao diễn biến mạng xã hội. Các thương hiệu bị ảnh hưởng cần nhanh chóng đưa ra đính chính càng sớm càng tốt để người tiêu dùng không bị hiểu nhầm. (2) Sau vụ việc lần này, người tiêu dùng có sự thay đổi về nhận thức. Họ cân nhắc hơn về nguồn gốc sữa và muốn chuyển sang dòng sữa khác cho trẻ, đặc biệt là sữa Việt. Và cuộc khủng hoảng này có thể là “chủ đề nóng” đầu tiên, mở đầu cho sự hạ nhiệt của xu hướng chuộng hàng ngoại, hàng xách tay; đưa người tiêu dùng trở về với các sản phẩm nội địa.

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Khủng hoảng truyền thông thay đổi như thế nào trong 4 năm qua

Khủng hoảng truyền thông luôn là cơn ác mộng đối với rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Bởi vì bất kì một thông tin tiêu cực nào xuất hiện trên mạng xã hội thì đều có khả năng gây hại đến danh tiếng và hoạt động kinh doanh của thương hiệu. Báo cáo tổng hợp của Buzzmetrics về sẽ giúp marketers hiểu hơn về tổng quan cách khủng hoảng truyền thông diễn ra trên mạng xã hội, tầm ảnh hưởng của nó & sự thay đổi theo thời gian.

Đọc bài viết
right
Ngành bảo hiểm cần làm gì để lấy lại niềm tin của khách hàng sau khủng hoảng truyền thông

Ngày 07/04/2023, diễn viên Ngọc Lan đăng bài phản ánh mâu thuẫn với dịch vụ bảo hiểm đã mua cách đây ba năm. Đây là sự vụ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất trong ngành bảo hiểm nhân thọ thời gian qua vừa qua. Khám phá báo cáo phân tích mới nhất từ Buzzmetrics

Đọc bài viết
right
Thấu hiểu hành trình tìm trường mầm non song ngữ của phụ huynh trên mạng xã hội

Vốn dĩ, chủ đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con ở độ tuổi lần đầu đến lớp. Bên cạnh đó, với bối cảnh hậu đại dịch, cùng xu hướng trở lại trường học, thảo luận về ngành mầm non song ngữ hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội người dùng cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc tìm trường mầm non cho con. 

Đọc bài viết
right
3 điều nên biết về phụ nữ Millennials trên mạng xã hội

Millennials, đặc biệt là phụ nữ, từ lâu đã là nhóm khách hàng quen thuộc của nhiều thương hiệu và được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, “khách hàng quen thuộc” có đi cùng với dễ hiểu và dễ nắm bắt? Qua quan sát của Buzzmetrics về trên mạng xã hội, phụ nữ Millennials là nhóm người dùng đặc biệt phức tạp. Mối quan tâm và các khó khăn của họ không cố định mà luôn có sự thay đổi tại những thời điểm quan trọng của cuộc sống. Vì vậy, khi tìm hiểu phụ nữ Millennials, thương hiệu cần lưu ý điều gì?

Đọc bài viết
right
Dấu ấn của COVID-19 trong khủng hoảng truyền thông 2020

Sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội. Không chỉ hành vi người dùng bị thay đổi mà những thương hiệu cũng bị ảnh hưởng. Trong khi nhiều thương hiệu đã tìm được cách thích nghi và sống chung với dịch bệnh, vẫn có một số thương hiệu chưa có sự điều chỉnh chính sách phù hợp và phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Đọc bài viết
right
Điều thú vị trong hành vi Nấu Ăn Tại Nhà mùa COVID-19

Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.

Đọc bài viết
right
Work From Home - Thái độ của người tiêu dùng và cơ hội cho thương hiệu

Đừng nghĩ rằng, Work From Home giữa mùa dịch chỉ là câu chuyện về sự tập trung và năng suất làm việc. Work From Home với người dùng còn là câu chuyện đi tìm sự cảm hứng trong cuộc sống thông qua các hoạt động thư giãn.

Đọc bài viết
right
Khủng hoảng truyền thông và bài học về sức mạnh của người dùng

Khủng hoảng truyền thông ở mọi thời điểm. Khủng hoảng truyền thông ở mọi ngành hàng. Khủng hoảng truyền thông ở mọi ngóc ngách trên mạng xã hội. Thương hiệu cần phải tập trung, vì khủng hoảng có thể sẽ tới vào lúc thương hiệu không ngờ tới.

Đọc bài viết
right
Ngày của mẹ 2019 - Ai là người dẫn đầu cuộc chiến?

Năm 2019, Ngày của mẹ thực sự trở thành 1 cuộc chiến với sự tham gia của hơn 246 thương hiệu, gấp 2 lần số lượng thương hiệu tham gia vào Ngày của mẹ năm 2018. Số buzz trung bình do mỗi thương hiệu tạo ra tăng 20% so với 2018. Vậy thương hiệu nào đang dẫn đầu cuộc chiến? Và công thức thành công của thương hiệu đó là gì?

Đọc bài viết
right
Thảo luận về "Ngày phụ nữ" - Cơ hội và thách thức cho thương hiệu

Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.

Đọc bài viết
right
BUZZMETRICS EBOOK: Toàn cảnh xu hướng dinh dưỡng thai kì qua social listening data

Theo thống kê của Buzzmetrics, dữ liệu social listening đang chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong mối quan tâm của mẹ bầu 2017 - 2018.

Đọc bài viết
right
Những câu chuyện vào "Dịp cuối năm học" và Cơ hội cho thương hiệu 2018

Các dịp đặc biệt đều sẽ thay đổi qua từng năm, và dịp cuối năm học cũng không ngoại lệ, đặc biệt hơn khi đối tượng chính của dịp này (học sinh) là thế hệ gen Z, thì sự thay đổi vào dịp này sẽ càng diễn ra nhanh chóng hơn nữa. Vậy dịp này vào năm 2018, có gì mới và có gì khác biệt so với 2017?

Đọc bài viết
right
Các ngành hàng khủng hoảng truyền thông gì trong năm 2016? (P.2)

Bài viết thứ 2 trong loạt bài về Khủng hoảng truyền thông 2016 của Buzzmetrics sẽ cung cấp cái nhìn cận cảnh hơn về các ngành hàng khủng hoảng về truyền thông (KHTT) lớn nhất trong từng ngành hàng trong năm vừa qua.

Đọc bài viết
right
Khủng hoảng truyền thông năm 2016 (P1)

Thống kê của Buzzmetrics Social listening cho thấy năm 2016 vừa qua là một năm bùng nổ các khủng hoảng truyền thông cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng, diễn ra trong hầu hết các ngành hàng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nhiều thương hiệu.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: LiF KUN qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ phân tích LIF Kun trên social media, và phân tích ý kiến của người tiêu dùng về thương hiệu này, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.

Đọc bài viết
right
Thảo luận của cha mẹ trong mùa hè 2016

Thảo luận của cha mẹ về chăm sóc và nuôi dạy con cái luôn nhận được sự quan tâm lớn trên social media, đặc biệt là vào dịp hè. Dựa trên số liệu tổng hợp và phân tích, Buzzmetrics sẽ giúp xác định những mối quan tâm của các bậc phụ huynh có con từ 3-5 tuổi và 6-10 tuổi trong khoảng thời gian hè từ 05/2016 - 08/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Dumex qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 4 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Bài viết tuần này sẽ Phân tích Dumex trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Phân tích thảo luận chọn trường: Phụ huynh nói gì trên social media?

Trong các chủ đề được quan tâm nhiều nhất của các bậc cha mẹ thì thảo luận chọn trường cho con được xem là một trong những việc quan trọng nhất. Sự xuất hiện của các trường quốc tế đem lại nhiều hơn sự lựa chọn cho các bậc cha mẹ tuy nhiên cũng khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn.

Đọc bài viết
right
Vì đâu người tiêu dùng rời bỏ thương hiệu sữa bột cho bé 0-6 tháng?

Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích các phản hồi của người dùng về các thương hiệu sữa bột trong giai đoạn này, mà nổi bật là Similac, Enfamil và Friso.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng sữa bột bé 0-6 tháng: Ý kiến thật sự của người tiêu dùng

Ngành hàng sữa bột (Milk powder) tuy không phải là ngành hàng được thảo luận nhiều nhất trên social media nhưng lại là ngành hàng có mức độ thảo luận có chiều sâu và nhiều insight về ngành hàng cũng như hành vi của người tiêu dùng.

Đọc bài viết
right
7 thương hiệu nổi tiếng trên mạng không ngờ năm 2014

Công cụ lắng nghe mạng xã hội của Buzzmetrics xin góp vui những ngày trước Tết những thống kê thú vị về các thương hiệu trong tâm điểm của social media năm 2014.

Đọc bài viết
right
Công cụ lắng nghe mạng xã hội hỗ trợ xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?

Mạng xã hội có một sức mạnh to lớn trong việc quảng bá thương hiệu và đồng thời phát tán những cuộc khủng hoảng thương hiệu.

Đọc bài viết
right
Thảo luận của phụ nữ mang thai về sản phẩm sữa bầu

Trên khắp các phương tiện social media, đặc biệt là diễn đàn trực tuyến, có thể dễ dàng thấy được rất nhiều thảo luận của phụ nữ mang thai về sản phẩm sữa bầu, chia sẽ các ý kiến và tư vấn về các loại sữa dành cho bà bầu.

Đọc bài viết
right
DMCA.com Protection Status