Khủng hoảng truyền thông năm 2016 (P1)

Thống kê của Buzzmetrics Social listening cho thấy năm 2016 vừa qua là một năm bùng nổ các khủng hoảng truyền thông cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng, diễn ra trong hầu hết các ngành hàng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nhiều thương hiệu.

Trong những năm gần đây, có lẽ cụm từ "khủng hoảng truyền thông" đã trở thành nỗi ám ảnh của các thương hiệu. Việt Nam với hơn 1/3 dân số sở hữu tài khoản Facebook, vừa là cơ hội để thương hiệu kết nối với khách hàng nhưng cũng là kênh phát tán khủng hoảng truyền thông nhanh nhất. Thống kê của Buzzmetrics cho thấy năm 2016 vừa qua là một năm bùng nổ các khủng hoảng truyền thông cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng, diễn ra trong hầu hết các ngành hàng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nhiều thương hiệu.

Đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài về "Khủng hoảng truyền thông 2016" của Buzzmetrics, sẽ đưa ra bức tranh tổng quan về mức độ khủng hoảng truyền thông của các ngành hàng trong năm vừa qua.

Khủng hoảng truyền thông là thông tin tiêu cực về thương hiệu bị lan truyền trên các phương tiện truyền thông, gây thiệt hại đến danh tiếng và tài chính của thương hiệu. Những sự kiện truyền thông không gây thiệt hại đến thương hiệu hay tài chính sẽ không được coi là khủng hoảng truyền thông.

Khủng hoảng truyền thông năm 2016 _crisis inforgraphic_1

88 cuộc KHTT trung bình & lớn xảy ra, trong đó có 16 KHTT ảnh hưởng đến toàn bộ ngành hàng

Khủng hoảng truyền thông năm 2016 _crisis inforgraphic_2

Hơn 80 cuộc khủng hoảng truyền thông (KHTT) đã xảy ra trong năm vừa qua, trong đó đa số các KHTT là khủng hoảng đột ngột, không lường trước được. Đáng chú ý, có đến 16 KHTT là khủng hoảng của ngành hàng, nghĩa là khủng hoảng gây ảnh hưởng đến nhiều hoặc đến tất cả các thương hiệu trong ngành hàng; hoặc KHTT có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến một thương hiệu nào nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ý định dùng sản phẩm trong ngành hàng của người tiêu dùng. Các KHTT của ngành hàng trong năm 2016 có thể kể đến như:

- Thực phẩm bẩn

- Tiền trong tài khoản ngân hàng "không cánh mà bay"

- Phát hiện chất gây ung thư trong nước ngọt có ga

- Nước tinh khiết chỉ là nước lã đóng chai

- Sữa nhiễm khuẩn

- Sữa bột giả

- Smartphone phát nổ

- Nhà mạng di động tự động đăng ký dịch vụ gia tăng

- Hạt siêu thấm trong băng vệ sinh/tã

- Dầu gội chứa chất cấm

- Dầu gội giả

- Mỹ cấm xà phòng diệt khuẩn

- Hạt li ti (microbeads) trong mỹ phẩm

- Lỗi túi khí ô tô

- Chất độc trong nước xả vải

- Các trang thương mại điện tử bán hàng giả, lừa đảo

Hơn 100 thương hiệu trong 14 ngành hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Như chúng ta đã biết, KHTT có thể xảy ra ở bất kỳ ngành hàng và với bất kỳ thương hiệu nào, nhưng có lẽ chưa bao giờ KHTT lại diễn ra trên diện rộng và với mức độ nghiêm trọng đối với hầu hết các ngành hàng như trong năm vừa qua. Thống kê của Buzzmetrics cho thấy các ngành hàng có số vụ khủng hoảng truyền thông diễn ra nhiều nhất trong năm 2016 là Ngân hàng, Thực phẩm & Đồ uống, Chăm sóc cá nhân, Bảo hiểm, Giao thông vận tải.

Khủng hoảng truyền thông năm 2016 _crisis inforgraphic_3

Các vấn đề gây ra khủng hoảng truyền thông nhiều nhất trong năm 2016

54% số vụ KHTT bắt nguồn từ việc Sản phẩm, dịch vụ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người dùng, trong đó các thông tin tiêu cực liên quan đến chất lượng thực phẩm, thức uống, chất độc hại trong các sản phẩm tiêu dùng nhanh một khi xuất hiện trên social media sẽ nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt và bùng phát thành khủng hoảng.

Gây ảnh hưởng đến quyền lợi về tiền và tài sản chiếm 21% số vụ KHTT, nhất là trong ngành Ngân hàng, Bảo hiểm, Bất động sản; 14% số vụ liên quan đến cách hành xử của doanh nghiệp với khách hàng trong đó khủng hoảng thường bắt nguồn từ phàn nàn của người tiêu dùng về thái độ phục vụ của thương hiệu hoặc cách mà thương hiệu cung cấp dịch vụ gây bức xúc cho nhiều khách hàng. Gây tiêu cực đến Chính trị, xã hội, môi trường chỉ chiếm 5% số vụ KHTT nhưng lại gây ra các khủng hoảng có mức độ vô cùng nghiêm trọng.

Khủng hoảng truyền thông năm 2016 _crisis inforgraphic_4

Mức độ khủng hoảng truyền thông trong từng ngành hàng năm 2016

Dưới đây là thống kê của Buzzmetrics về mức độ khủng hoảng truyền thông trong từng ngành hàng trong năm 2016, thể hiện qua lượng bài viết & thảo luận liên quan đến khủng hoảng và mức độ tương tác của người dùng trên social media:

*Dữ liệu trong bài viết được thu thập bằng công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics, trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 - 31/12/2016. Dữ liệu được thu thập tại thời điểm hiện tại ngược về quá khứ, do đó một số bài viết đã bị xóa hoặc sửa đổi sẽ không thể thu thập được.

Dữ liệu trong bài viết chỉ bao gồm các bài viết & thảo luận public trên các kênh truyền thông xã hội và báo điện tử. Trên thực tế, tổng số bài viết & thảo luận bao gồm non-public (chế độ Friends only, Only me, Secret groups) có thể lớn gấp nhiều lần số lượng public. Theo lý thuyết tính trung bình của Datasift, tổng lượng dữ liệu từ Facebook Topic Data (cả public & non-public) thường tương đương 5-6 lần so với public data. Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ phụ thuộc bản chất của từng loại sự kiện/chủ đề (theo từ khoá liên quan).

Trong các chiến dịch marketing của thương hiệu, lượng thảo luận private thường tương đồng với lượng thảo luận public, tuy nhiên trong các khủng hoảng truyền thông, lượng thảo luận private có thể lớn gấp 10 lần thảo luận public (thống kê thực tế từ trường hợp của Formosa). >> Tìm hiểu thêm về Facebook Topic Data

Khủng hoảng truyền thông năm 2016 _crisis inforgraphic_5

Bên cạnh KHTT gây rúng động về vụ việc cá chết ở Hà Tĩnh, thì ngành hàng Thực phẩm và Thức uống giải khát là ngành hàng có mức độ KHTT nghiêm trọng nhất (lượng thảo luận về KHTT nhiều nhất) trong năm vừa qua với một loạt các tin tức liên quan đến chất lượng thực phẩm và đồ uống gây hoang mang trong cộng đồng. Năm 2016 cũng là một năm đáng buồn với ngành hàng Điện tử tiêu dùng với một loạt các tin tức về smartphone cao cấp phát nổ gây tổn hại nghiêm trọng đến các thương hiệu. Lĩnh vực Y tế trong năm qua cũng hứng chịu những chỉ trích gay gắt từ cộng đồng liên quan đến các vụ việc tắc trách để lại hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân.

Đáng chú ý, một cuộc khủng hoảng lòng tin đối với ngành Ngân hàng cũng diễn ra trong năm vừa qua với một loạt các KHTT liên quan đến mất tiền trong tài khoản mà đỉnh điểm là sự quay lưng của các ngân hàng với khách hàng khi xảy ra sự việc.

TẠM KẾT

Có thể nói rằng năm 2016 là năm của khủng hoảng truyền thông. Đây là một tín hiệu của việc cộng đồng người tiêu dùng sử dụng sức mạnh của truyền thông nhằm tạo áp lực lên thương hiệu. Trong thời đại mà mọi thông tin xuất hiện trên internet đều có thể nhanh chóng lan truyền ra khắp cộng đồng, thương hiệu rất dễ bị "vạch trần" trên mạng xã hội vì những vấn đề không lường trước được hoặc những hành xử không đúng. Như vậy, điểm tựa của người tiêu dùng ngày nay đang dần thay đổi, từ các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng truyền thống sang mạng xã hội hiện đại.

Đón xem phần 2: "Cận cảnh các khủng hoảng truyền thông đáng chú ý nhất trong năm 2016"

Thông tin bài viết

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Khủng hoảng truyền thông thay đổi như thế nào trong 4 năm qua

Khủng hoảng truyền thông luôn là cơn ác mộng đối với rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Bởi vì bất kì một thông tin tiêu cực nào xuất hiện trên mạng xã hội thì đều có khả năng gây hại đến danh tiếng và hoạt động kinh doanh của thương hiệu. Báo cáo tổng hợp của Buzzmetrics về sẽ giúp marketers hiểu hơn về tổng quan cách khủng hoảng truyền thông diễn ra trên mạng xã hội, tầm ảnh hưởng của nó & sự thay đổi theo thời gian.

Đọc bài viết
right
Ngành bảo hiểm cần làm gì để lấy lại niềm tin của khách hàng sau khủng hoảng truyền thông

Ngày 07/04/2023, diễn viên Ngọc Lan đăng bài phản ánh mâu thuẫn với dịch vụ bảo hiểm đã mua cách đây ba năm. Đây là sự vụ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất trong ngành bảo hiểm nhân thọ thời gian qua vừa qua. Khám phá báo cáo phân tích mới nhất từ Buzzmetrics

Đọc bài viết
right
Báo cáo về khủng hoảng truyền thông ngành Sữa tháng 8/2020

Theo báo cáo của Buzzmetrics vào các năm 2016, 2019 và 2020, ngành sữa là một trong các ngành hàng dễ bị tổn thương do khủng hoảng truyền thông. Ngành hàng này đặc biệt nhạy cảm với các tin tức tiêu cực, dù đó là tin cũ hoặc tin nước ngoài. Năm 2016, “sữa nhiễm khuẩn” - vốn là tin từ năm 2013, cùng với “sữa bột giả Trung Quốc”, đã gây hoang mang trong cộng đồng người tiêu dùng. Năm 2019, tin tức học sinh bị ngộ độc sữa phải nhập viện thu hút sự quan tâm thảo luận của người tiêu dùng. Gần đây, ngành sữa tiếp tục đối diện với khủng hoảng với hình thức lan truyền tương tự các năm trước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào phân tích:

Đọc bài viết
right
Dấu ấn của COVID-19 trong khủng hoảng truyền thông 2020

Sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội. Không chỉ hành vi người dùng bị thay đổi mà những thương hiệu cũng bị ảnh hưởng. Trong khi nhiều thương hiệu đã tìm được cách thích nghi và sống chung với dịch bệnh, vẫn có một số thương hiệu chưa có sự điều chỉnh chính sách phù hợp và phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Đọc bài viết
right
Khủng hoảng truyền thông và bài học về sức mạnh của người dùng

Khủng hoảng truyền thông ở mọi thời điểm. Khủng hoảng truyền thông ở mọi ngành hàng. Khủng hoảng truyền thông ở mọi ngóc ngách trên mạng xã hội. Thương hiệu cần phải tập trung, vì khủng hoảng có thể sẽ tới vào lúc thương hiệu không ngờ tới.

Đọc bài viết
right
Các ngành hàng khủng hoảng truyền thông gì trong năm 2016? (P.2)

Bài viết thứ 2 trong loạt bài về Khủng hoảng truyền thông 2016 của Buzzmetrics sẽ cung cấp cái nhìn cận cảnh hơn về các ngành hàng khủng hoảng về truyền thông (KHTT) lớn nhất trong từng ngành hàng trong năm vừa qua.

Đọc bài viết
right
7 thương hiệu nổi tiếng trên mạng không ngờ năm 2014

Công cụ lắng nghe mạng xã hội của Buzzmetrics xin góp vui những ngày trước Tết những thống kê thú vị về các thương hiệu trong tâm điểm của social media năm 2014.

Đọc bài viết
right
Công cụ lắng nghe mạng xã hội hỗ trợ xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?

Mạng xã hội có một sức mạnh to lớn trong việc quảng bá thương hiệu và đồng thời phát tán những cuộc khủng hoảng thương hiệu.

Đọc bài viết
right
DMCA.com Protection Status