“Seeding” Trên Mạng Xã Hội: Tối Ưu Hiệu Quả Hoạt Động Social Marketing Của Thương Hiệu

Mỗi năm, thị trường chứng kiến sự xuất hiện của vô số chiến dịch quảng cáo mới. Để đảm bảo sự cạnh tranh và thu hút lòng tin từ khách hàng, việc tích hợp seeding trở thành một phần không thể thiếu trong mọi chiến lược social marketing.

Seeding trở thành một chiến lược phủ sóng rộng rãi từ khắp các nền tảng mạng xã hội đến các diễn đàn chuyên ngành. Seeding có thể giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu, tạo ra sự quan tâm và tương tác tích cực từ cộng đồng. Tuy nhiên, nếu không được triển khai một cách khéo léo và có chiến lược, seeding cũng có thể gây mất lòng tin từ phía người tiêu dùng và làm giảm chất lượng của chiến dịch.

Để giúp bạn hiểu thêm cách vận hành của seeding và ảnh hưởng của nó đối với chiến dịch marketing trên mạng xã hội, hãy cùng Buzzmetrics đi qua bài phân tích chi tiết sau.

I. Seeding trên Mạng xã hội là gì?

1. Định nghĩa:

Trong thuật ngữ tiếng Anh, "Seeding" có thể dịch đơn giản là "gieo mầm". Nếu bạn tưởng tượng nội dung của mình như một hạt giống, thì việc lan truyền cần được chăm sóc và quan tâm giống như quá trình gieo và chăm sóc cây cho đến khi có trái chín. Để đạt được thành công, nội dung cần được phát tán một cách “thông minh”, đảm bảo rằng thông điệp của bạn có thể tạo ấn tượng đúng với đối tượng mục tiêu. 

Những người "gieo mầm" - seeder, có thể là những chuyên gia, người có sức ảnh hưởng hoặc thậm chí là người tiêu dùng bình thường. Seeding trên Mạng xã hội (Social) là phương thức lan truyền thông điệp hoặc thông tin  bằng cách tạo ra nội dung thảo luận hoặc bình luận qua nhiều kênh như các nhóm, trang Fanpage, bài viết quảng cáo, video clip, đánh giá đề xuất, và nhiều hình thức khác.

2. Vai trò của seeding đối với hoạt động thương hiệu:

Sự phổ biến ngày càng rộng rãi của seeding ngày nay là minh chứng cho những đóng góp quan trọng mà phương thức này mang lại cho thương hiệu. Đầu tiên, seeding giúp điều hướng hành vi tiêu dùng bằng cách cung cấp nội dung trải nghiệm đáng tin cậy và kích thích sự tò mò. Phương pháp này nhắm đến tâm lý đám đông, sử dụng người làm mẫu để tạo động lực cho đối tượng mục tiêu khác đưa ra “hành động”. Thêm vào đó, seeding mở rộng góc nhìn đa chiều trong cộng đồng người dùng về các vấn đề hay sự kiện đang diễn ra. Ví dụ, sản phẩm X ban đầu có vẻ chỉ có công dụng A, nhưng thông qua seeding, nó giúp người tiêu dùng khám phá thêm các công dụng BCD và thậm chí gợi lên nhu cầu mà họ có thể chưa từng nghĩ đến trước đây.

Thứ hai, seeding như một "virus" giúp truyền tải rộng rãi thông điệp truyền thông vô cùng nhanh chóng trên mạng xã hội. Từ các bình luận, đánh giá, người ta dần biết đến thương hiệu nhiều hơn. So với truyền miệng truyền thống, seeding trên không gian mạng xã hội tập trung vào việc sáng tạo ra nội dung đánh giá và phân tích, tạo ra cái nhìn khách quan và tạo ra sự hứng thú về sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn và tăng cơ hội lên top trên các công cụ tìm kiếm, thu hút lượng lớn traffic.

Cuối cùng, mục tiêu cuối cùng sau khi xây dựng chiến lược seeding là thúc đẩy doanh số bán hàng. Seeding có thể thu hút lượng lớn khách hàng thông qua bài viết hay nội dung quảng cáo có nhiều tương tác và độ uy tín cao, thay vì những nội dung bình thường ít được chú ý. Với số lượng người dùng lớn trên mạng xã hội và lượng bài đăng khổng lồ, seeding trở thành biện pháp “chống trôi” bài rất hiệu quả.

Minh hoạ về nội seeding thường thấy trên MXH
Hình 1. Minh hoạ về nội seeding thường thấy trên MXH

II.  Các phương pháp seeding thường được sử dụng

Việc nhìn nhận và xác định đúng phương pháp seeding là yếu tố quan trọng để đảm bảo chiến dịch marketing của thương hiệu được nổi bật trong biển thông tin ồn ào. Seeding tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến. Một số hình thức Seeding phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Seeding thông qua Cộng Đồng Influencers: Tận dụng sức ảnh hưởng và uy tín của những người nổi tiếng để lan tỏa thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến tới cộng đồng người theo dõi của họ, góp phần tạo ra xu hướng tiêu dùng và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
  • Seeding thông qua nội dung hỏi đáp và tư vấn: Tạo ra những chủ đề dễ chia sẻ hoặc tạo ra các bình luận hỏi đáp về sản phẩm để thu hút sự chú ý và tò mò từ người đọc. Từ đó, khéo léo tích hợp thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.
  • Seeding qua nội dung trải nghiệm: Chia sẻ nội dung mang tính trải nghiệm, đánh giá thực tế nhằm củng cố độ uy tín và chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
  • Seeding là người đặt hàng: Đây là một dạng seeding giúp doanh nghiệp dễ dàng điều hướng khách hàng thực hiện các hành động mong muốn, chẳng hạn như để lại thông tin liên hệ để đặt hàng hoặc đặt câu hỏi đối với doanh nghiệp.
Các phương pháp seeding thường được sử dụng
Hình 2. Các phương pháp seeding thường được sử dụng

III. Thái độ mạng xã hội mỗi khi nói về “Seeding”

Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích mà seeding mang lại, nhưng việc triển khai nó một cách quá mức "lộ liễu" có thể dẫn đến một hiện tượng phản ứng ngược từ phía người dùng. Các hậu quả của sự lạm dụng này không chỉ đơn thuần là mất mát về hiệu suất của chiến lược seeding, mà còn là việc tạo ra một thái độ "anti" đối với mọi thứ liên quan đến seeding.

Thái độ MXH nói gì về “Seeding”
Hình 3. Thái độ MXH nói gì về “Seeding”

Những ý kiến tích cực từ người dùng thường là kết quả của sự thành công seeding trong việc thu hút sự chú ý và quan tâm. Seeding hiệu quả và khéo léo thường tạo ra nội dung tự nhiên, có câu chuyện và gây ấn tượng tích cực với những thông tin hữu ích, không trùng lặp. Người dùng thường khen ngợi về sự sáng tạo, tính tương tác, và khả năng lan truyền của nội dung.

Ngược lại, những ý kiến chê bai có thể là kết quả của việc seeding lặp đi lặp lại những thông tin “máy móc”, không có sự hữu ích, những chia sẻ hời hợt và nhàm chán. Những “seeding” gây ra tâm lý tiêu cực này có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ tin cậy của chiến dịch cũng như ảnh hưởng uy tín của thương hiệu.

Với người dùng MXH tại Việt Nam, cụm từ “chạy seeding” không còn quá xa lạ. Một số chiến dịch truyền thông sử dụng lượng lớn tài khoản ảo (nick clone) cho việc seeding số lượng lớn trong nhiều bài đăng. Thay vì là những nội dung mang tính “ươm mầm” định hướng, seeding lại trở thành một “rừng cây” comment ảo. Lượng bình luận seeding đôi khi còn gấp 5-6 lần nội dung bình luận của người dùng thật sự. “Vật cực tất phản”, nguyên lý tương tự khiến người dùng nghi ngờ, thậm chí là phản ứng tiêu cực với thương hiệu.

IV. Seeding thế nào là đúng và đủ?

Việc seeding có vẻ dễ dàng vì nó được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không phải tất cả các chiến dịch seeding đều thành công. Nếu không tuân theo một kế hoạch hợp lý thương hiệu có thể thất bại vì sự “nhiễu” thông tin do seeding gây ra.

Seeding thế nào là đúng và đủ?
Hình 4. Seeding thế nào là đúng và đủ?

Để tận dụng tối đa những công dụngmà chiến dịch seeding mang lại, thương hiệu có thể xem xét những vấn đề sau:

(1) Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được cho chiến dịch seeding, như là tăng nhận thức về thương hiệu, tăng tương tác trên mạng xã hội, hoặc thậm chí là tăng doanh số bán hàng. Định rõ sự thay đổi cần đạt được trong dư luận và truyền thông như thế nào.

(2) Xác định đối tượng và kênh phù hợp: Xác định nền tảng mạng xã hội mà đối tượng mục tiêu của bạn thường sử dụng và tìm hiểu vì sao họ chọn lựa những mạng xã hội đó. Phân tích loại nội dung mà họ tương tác nhiều nhất và sau đó lựa chọn “địa điểm” phù hợp để thả hạt giống seeding, xây dựng nội dung phù hợp với mục tiêu chiến dịch. Chẳng hạn, nếu chọn cách seeding bằng bình luận, hãy lựa chọn nội dung thảo luận liên quan mật thiết tới chủ đề, để hoạt động seeding thực sự đạt hiệu quả tiếp cận đúng đối tượng chiến dịch hướng tới.

(3) Chuẩn bị kịch bản seeding chuẩn chỉnh: Mục tiêu là seeding phải diễn ra tự nhiên nhất - Seeding như không seeding. Seeding hiệu quả đồng nghĩa với việc tạo ra nội dung seeding sao cho thật chân thật, dễ hiểu thay vì cứng nhắc hoặc sử dụng các công cụ thả nội dung lặp đi lặp lại. Chất lượng bài viết/bình luận seeding đóng vai trò quan trọng, vì khi chất lượng tốt, người đọc vẫn chấp nhận mặc dù biết đó là seeding và có khả năng chuyển đổi hành vi tiêu dùng. Để kịch bản seeding diễn ra hoàn hảo nhất, thì nội dung cần:

  • Hạn chế bình luận “công nghiệp” vô tội vạ: Tránh sử dụng những bình luận như "Tuyệt quá chị, :)))))", “sticker” hay “Emoji” hoặc thậm chí là một nội dung lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể bị Facebook ẩn do giống spam. 
  • Sử dụng chiến lược kết hợp khen và chê: Thay vì tập trung chỉ vào những điểm tích cực hoặc tiêu cực về sản phẩm/dịch vụ, chiến lược seeding nên tạo ra bài viết hay đánh giá kết hợp cả những điểm mạnh và yếu, giúp tăng tính chân thực và tin cậy.
  • Tận dụng sự đồng cảm và Storytelling: Tạo ra những câu chuyện liên quan đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm, chia sẻ cảm nghĩ và kinh nghiệm cá nhân. Đây là loại bài viết seeding có khả năng dễ dàng kết nối với người đọc và tạo ra ảnh hưởng tích cực vì tính thực tế mà nó mang lại. 
  • Sử dụng tài khoản thật khi seeding: Người “gieo mầm” thông minh, sẽ biết cách nuôi dưỡng cho mầm của mình thật chất lượng. Như việc sử dụng các tài khoản, trang có tương tác hoặc hoạt động online như một tài khoản của người dùng thật. Câu từ seeding được đầu tư kỹ lưỡng, thể hiện đúng sự quan tâm với chủ đề thảo luận được tạo ra.
  • Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng: Hãy cố gắng đảm bảo lượng nội dung seeding của chiến dịch không “nhấn chìm” những thảo luận, bài viết và ý kiến thực tế của người dùng thật. 

(4) Theo dõi hiệu suất và dùng các chỉ số đánh giá đo lường: Đánh giá hiệu suất thông qua số liệu cụ thể và mục tiêu tương ứng. Kiểm tra các chỉ số như lượng truy cập trang web, thay đổi trong tương tác của đối tượng mục tiêu, và tỷ lệ chuyển đổi. Đặc biệt, khi cần đánh giá chất lượng chiến dịch và hiểu rõ insight của người dùng, thương hiệu cần quan tâm đến các chỉ số đo lường hiệu quả khi có và không có seeding, loại bỏ các nội dung, thảo luận seeding khi phân tích để tránh việc đưa ra các kết luận không chính xác vì bị seeding gây “nhiễu”.

Giả sử, một chiến dịch thương hiệu A đang gặp phải tình trạng tiêu cực (negative sentiment) từ phía người dùng. Để cải thiện tình hình, thương hiệu quyết định triển khai chiến dịch seeding trên các mạng xã hội để thay đổi đánh giá của người dùng. Sau khi seeding được triển khai, thương hiệu sử dụng metrics để đo lường lại buzz volume và đánh giá sentiment của người dùng (trừ các nội dung seeding). Kết quả cho thấy có sự tăng đáng kể trong sentiment tích cực, điều này chứng minh rằng chiến dịch seeding không chỉ thu hút sự chú ý mà còn góp phần tích cực vào việc cải thiện cảm nhận của người dùng đối với thương hiệu. Điều này làm thấy rõ hiệu quả của chiến lược seeding trong việc thay đổi và quản lý tình trạng tích cực của chiến dịch quảng cáo.

Cuối cùng, hãy biết thế nào là "đúng" và "đủ". Hiểu rõ về bản chất seeding, những tác động mà nó mang lại và biết áp dụng một cách thích hợp sẽ giúp đảm bảo seeding hiệu quả và giúp bảo vệ thương hiệu khỏi những rủi ro, duy trì sự tin tưởng của cộng đồng mạng. 

V. Kết luận

Với thực trạng ngày nay seeding đã trở thành một chiến lược quảng bá không thể thiếu, đặt ra những thách thức và cơ hội mới cho những chiến dịch marketing. Việc đánh giá chất lượng chiến dịch thực tế và cân bằng giữa việc lọc seeding trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, và sự xuất hiện của các chỉ số mới như Duplication và Audience Score từ Buzzmetrics trong thời gian tới sẽ là bước tiến quan trọng trong hành trình này. Những chỉ số này không chỉ giúp chúng ta đo lường hiệu quả chiến dịch một cách chi tiết và minh bạch, mà còn là cơ hội để tối ưu hóa seeding, bảo vệ thương hiệu và tạo ra những chiến dịch chất lượng. Liên hệ ngay với Buzzmetrics để cập nhật thông tin tư vấn về những giải pháp social listening tối ưu nhất!

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Thấu hiểu hành trình tìm trường mầm non song ngữ của phụ huynh trên mạng xã hội

Vốn dĩ, chủ đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con ở độ tuổi lần đầu đến lớp. Bên cạnh đó, với bối cảnh hậu đại dịch, cùng xu hướng trở lại trường học, thảo luận về ngành mầm non song ngữ hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội người dùng cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc tìm trường mầm non cho con. 

Đọc bài viết
right
Để không còn mập mờ số liệu báo cáo Campaign Tracking

Social Listening là loại hình nghiên cứu thực hiện bằng cách “lắng nghe” các thảo luận trên các phương tiện truyền thông xã hội. Việc xác định đúng các chỉ số Campaign Tracking ngay từ giai đoạn tiền chiến dịch có ý nghĩa quan trọng, vì sẽ giúp thương hiệu có định hướng rõ ràng cho ý tưởng sáng tạo. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện chiến dịch, việc theo dõi liên tục các chỉ số này giúp điều chỉnh, tối ưu hóa và phân bổ nguồn lực phù hợp.

Đọc bài viết
right
Dấu ấn của COVID-19 trong khủng hoảng truyền thông 2020

Sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội. Không chỉ hành vi người dùng bị thay đổi mà những thương hiệu cũng bị ảnh hưởng. Trong khi nhiều thương hiệu đã tìm được cách thích nghi và sống chung với dịch bệnh, vẫn có một số thương hiệu chưa có sự điều chỉnh chính sách phù hợp và phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Đọc bài viết
right
Hoạt động phân phối Online - Thảo luận mạng xã hội có thể giúp được gì?

Quy trình mua hàng trên mạng có thể sẽ khác biệt rất nhiều so với quy trình mua xảy ra tại các cửa hàng thực tế. Các kênh Social Commerce (Fanpage của thương hiệu/ cửa hàng/ trang thương mại điện từ và các website E-commerce) có thể là nơi người tiêu dùng trực tiếp mua sản phẩm hoặc chỉ là nơi để người tiêu dùng tìm kiếm thông tin, tham khảo giá hoặc tìm đánh giá của người khác về sản phẩm.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu ngành hàng bia - Phần 1: Thấu hiểu về các dịp uống bia cùng social data

Ngành hàng bia là một trong những ngành hàng rất thú vị khi nghiên cứu thảo luận trên mạng xã hội. Bởi vì hiếm có ngành hàng nào mà khoảnh khắc sử dụng sản phẩm - dịp uống bia lại được người tiêu dùng chủ động chia sẻ tự nhiên như 1 phần đời sống tinh thần như vậy. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích vào Dịp uống bia, một trong những góc nhìn thực tế, gần gũi với cuộc sống của người dùng nhất thông qua thảo luận tự nhiên của người dùng mạng xã hội (consumer voice).

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội phát triển như thế nào (Phần 2) – Trưởng thành hóa Mạng xã hội

Facebook đang trở thành mạng xã hội cho tất cả mọi người, chứ không còn là nơi dành riêng nhóm người dùng trẻ tuổi. Facebook Việt Nam chưa có dấu hiệu bị mất nhóm người dùng trẻ tuổi. Tuy nhiên, nhóm người dùng trẻ 13-24 tuổi đang có tốc độ tăng trưởng chững lại.

Đọc bài viết
right
Social Success Factor - KPI mới cho social media marketing

Thông thường, các thương hiệu sẽ đặt mục tiêu cho các chiến lược marketing trên mạng xã hội bằng các chỉ số chung: Tổng lượng thảo luận, thị phần thảo luận, xu hướng thảo luận hay chỉ số cảm xúc… Rõ ràng, các chỉ số chung này sẽ không phản ánh đầy đủ: “Liệu thương hiệu đang làm tốt hay không làm tốt trên các yếu tố chiến lược” Vì thế, cần thiết các thương hiệu nên có những bộ KPIs riêng để đánh giá và phản ánh chính xác hơn hiệu quả hoạt động Marketing trên mạng xã hội. Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở vững chắc hơn để ra quyết định, định hướng tốt hơn các hoạt động tiếp theo của mình.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội phát triển như thế nào (Phần 3) - Sự phân khúc mạng xã hội

Trên mạng xã hội, ranh giới về vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính… thường sẽ không còn rõ ràng – đủ để tạo sự khác biệt về thái độ và hành vi nữa. Vì thế, cách phân khúc tập khách hàng thông thường và cách phân khúc tập khách hàng trên mạng xã hội cần có sự khác biệt.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội phát triển như thế nào (P1) – Ồn ào hơn bao giờ hết

Với hơn 55 triệu Active User mới trên Facebook, Mạng xã hội phát triển ngày càng lớn mạng và ồn ào hơn bao giờ hết. Với mức độ tăng trưởng cao như vậy, Facebook chắc chắn sẽ tiếp tục là trang mạng xã hội có lượng người dùng cao nhất, và có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất đến người tiêu dùng Việt Nam trong các năm tới.

Đọc bài viết
right
Social media marketing là gì?

Social media marketing đang ngày trở nên phổ biến tại Việt Nam khi khách hàng đang ngày càng hoạt động tích cực. Tuy phổ biến nhưng các khái niệm về social media marketing vẫn còn đang bị nhầm lẫn. Làm sao để lên một campaign social media marketing hiệu quả, các bước chuẩn bị và theo dõi gốm có gì? Bài viết sẽ cùng bạn làm rõ các thắc mắc.

Đọc bài viết
right
Social media là gì?

Hàng loạt chuyên gia online, blogger hay các trang mạng đang đưa ra nhiều định nghĩa về “Social Media” khác nhau và không có sự thống nhất. Để đưa về cách hiểu đúng đắn cho social media, Buzzmetrics sẽ tìm hiểu các định nghĩa phổ biến và cơ bản nhất về thuật ngữ này.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Diana qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 23 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Diana trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2016 (01/07/2016 – 31/12/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Lazada qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Lazada một cách toàn diện sức khoẻ thương hiệu trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây từ 01/06/2016 đến 30/11/2016

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: LiF KUN qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ phân tích LIF Kun trên social media, và phân tích ý kiến của người tiêu dùng về thương hiệu này, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: MoMo qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 17 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ thực hiện theo dõi và phân tích phân tích MoMo - ứng dụng tài chính trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/07/2016 đến 31/12/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Circle K qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 13 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Circle K, thương hiệu chuỗi cửa hàng tiện lợi trên social media, trong khoảng thời gian Q2 – Q3/2016 (01/04/2016 – 30/09/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Honda ô tô qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 12 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ Phân tích Honda và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media, trong khoảng thời gian Quý 2 & Quý 3/2016 (01/04/2016 - 30/09/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Wall Street English qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 10 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Bài viết tuần này sẽ theo dõi và phân tích Wall Street English trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Bobby qua góc nhìn social listening

Tã giấy là một mặt hàng quen thuộc cho các bậc cha mẹ có con nhỏ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều thương hiệu tã giấy xuất hiện trên thị trường khiến cho việc lựa chọn thương hiệu nào để dùng cho con trở thành nỗi băn khoăn lớn. Nhằm tạo lòng tin nơi người tiêu dùng cũng như tăng khả năng cạnh tranh, các thương hiệu tã giấy đang ngày càng đẩy mạnh các chương trình quảng bá sản phẩm, đặc biệt là trên social media. Buzzmetricstiếp tục thực hiện bài viết thứ 9 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”, gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện trên social media: Ngân hàng HSBC qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 5 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Tuần này Buzzmetrics sẽ phân tích ngân hàng HSBC và theo dõi sức khỏe thương hiệu của HSBC trên Social media.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Emart qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 7 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu", Bài viết tuần này sẽ Phân tích Emart trên Social Media trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/01/2016 - 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: L’Oréal Paris qua góc nhìn social listening

Cùng Buzzmetrics phân tích L’Oréal Paris, tập trung vào dòng sản phẩm chăm sóc da mặt, trong khoảng thời gian một năm từ sau Tết 2015 đến hết Tết 2016 (tháng 3/2015 - tháng 2/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Dumex qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 4 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Bài viết tuần này sẽ Phân tích Dumex trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Giải pháp theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện nhất trên social media

Giải pháp Always-On Brand Tracker của Buzzmetrics là gói giải pháp toàn diện cho tất cả các nhu cầu trên và hiện tại đang được hơn 200 thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Coca-Cola, Unilever, Samsung, ... sử dụng. Giải pháp này bao gồm 4 modules trọn gói và không phải trả gì thêm với bất kỳ nhu cầu phát sinh nào.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Sacombank qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 18 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ theo dõi sức khỏe thương hiệu và phân tích Ngân hàng Sacombank trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/07/2016 đến 31/12/2016.

Đọc bài viết
right
7 ngành hàng nổi bật trên mạng và các kênh phải chạy content

Để phục vụ cho công việc của content và media planner, công cụ lắng nghe mạng xã hội Buzzmetrics xin liệt kê các kênh có nhiều thảo luận nhất của từng ngành hàng để các bạn tham khảo.

Đọc bài viết
right
Hệ thống thu thập dữ liệu của Social Listening tool khủng và tinh vi đến mức nào?

Bài viết này là một trong series các bài viết cho thấy bức tranh thực sự về cách hoạt động của các social listening tool, đặc biệt là Buzzmetrics, một giải pháp lắng nghe và phân tích mạng xã hội hiện nay.

Đọc bài viết
right
Làm thế nào để tách biệt Paid, Owned và Earned media?

Việc tách biệt Paid, Owned và Earned media trong chiến dich social media ngày càng được các nhà quản lý chiến dịch quan tâm và yêu cầu social listening tool, mà cụ thể là Buzzmetrics thực hiện để có thể quản lý được chiến dịch marketing trên social media một cách hiệu quả hơn.

Đọc bài viết
right
Công thức hình thành trào lưu trên social media tại Việt Nam

Một trong những điều đánh dấu sự thành công của một chiến dịch là tạo được hiệu ứng trào lưu hưởng ứng trong đó có đậm chất hình ảnh của thương hiệu. Để làm được điều này có 2 cách: 1. Tìm ra một công thức hình thành trào lưu; hoặc 2. Ăn theo một trào lưu với phiên bản thương hiệu.

Đọc bài viết
right
7 thương hiệu nổi tiếng trên mạng không ngờ năm 2014

Công cụ lắng nghe mạng xã hội của Buzzmetrics xin góp vui những ngày trước Tết những thống kê thú vị về các thương hiệu trong tâm điểm của social media năm 2014.

Đọc bài viết
right
Thương hiệu nên đặt KPIs với Agency như thế nào cho chiến dịch social media marketing?

Buzzmetrics qua nhiều năm kinh nghiệm với các thương hiệu tinh nhuệ nhất trong lĩnh vực Digital Marketing xin giới thiệu các chỉ số KPIs theo chiều sâu của một chiến dịch social media marketing cho các thương hiệu tham khảo.

Đọc bài viết
right
Làm thế nào để tạo sự liên tưởng đến thương hiệu tài trợ show Truyền hình Thực tế?

Truyền hình thực tế đã và đang làm thay đổi cách vận hành của nền công nghiệp truyền hình. Nó tạo ra một phương thức mới kết hợp giữa truyền hình và quảng cáo, thông qua việc lồng sản phẩm (Product Placement) và tài trợ show.

Đọc bài viết
right
Tại sao phải tách biệt Paid và Earned posts trong một chiến dịch social media marketing

Marketers phải quản lý 3 loại media: Paid, Owned và Earned. Trong social media, khái niệm Paid, Owned và Earned cũng được áp dụng

Đọc bài viết
right
Digital và Social Media có ROI cao nhất trong các loại Media

Hình thức digital media đang có tương tác cao như social và rich media có thể đem lại $1.48 lợi nhuận cho mỗi đô la chi phí theo như dữ liệu từ 300+ chiến dịch mà Nielsen đa đo lường

Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status