Tổng Kết Mạng Xã Hội Nửa Đầu 2024 Dưới Góc Nhìn Social Listening

Thông qua lắng nghe mạng xã hội sáu tháng đầu năm 2024, Buzzmetrics ghi nhận lượng lớn thảo luận đối với đa dạng chủ đề cả trong và ngoài nước.

Thông qua lắng nghe mạng xã hội sáu tháng đầu năm 2024, Buzzmetrics ghi nhận lượng lớn thảo luận đối với đa dạng chủ đề cả trong và ngoài nước. Hãy cùng Buzzmetrics nhìn lại những chủ đề nổi bật của nửa đầu 2024 trong ba lĩnh vực âm nhạc - phim ảnh - social slang.

Top 10 bai hat viet nhieu thao luan nhat nua dau 2024

1. TOP 10 BÀI HÁT VIỆT NHIỀU THẢO LUẬN NHẤT NỬA ĐẦU 2024

Theo thống kê của Buzzmetrics trong lĩnh vực âm nhạc, sự quan tâm của cộng đồng mạng nửa đầu 2024 đổ dồn vào sự trở lại của những cái tên kỳ cựu làng nhạc Việt sau một thời gian dài vắng bóng. Ca sĩ Sơn Tùng M-TP dẫn đầu BXH Top 10 với hai bài hát được thảo luận nhiều nhất. Ngoài ra, sự trở lại của Lou Hoàng, Bích Phương hay J97 cũng đều tạo được sự ồn ào trên mạng xã hội.

Top 10 bai hat viet nhieu thao luan nhat nua dau 2024
Hình 1. BXH Top 10 Bài Hát Việt Nhiều Thảo Luận Nhất Nửa Đầu 2024

#Top 1: Chúng Ta Của Tương Lai - Sơn Tùng M-TP 

MV ra mắt vào đúng dịp 08/03, đánh dấu sự trở lại của Sơn Tùng M-TP sau một khoảng thời gian vắng bóng trên sân chơi âm nhạc. Chỉ trong 24 giờ từ khi ra mắt, MV đã thu về gần 100 nghìn thảo luận, trở thành MV được thảo luận nhiều nhất. Qua nửa năm, MV tạo ra hơn 700 nghìn thảo luận - con số thảo luận mơ ước của bất kì MV nào. 

Điểm nhấn thảo luận của MV là tương tác giữa Sơn Tùng M-TP và nàng thơ Hải Tú. Nhiều người hâm mộ bày tỏ sự thích thú với hình ảnh nên thơ, lãng mạn trong MV. 

#Top 2: Đừng Làm Trái Tim Anh Đau - Sơn Tùng M-TP 

Đừng Làm Trái Tim Anh Đau là bản hit thứ hai của Sơn Tùng M-TP trong năm 2024. MV mang đến sự bất ngờ xen lẫn thích thú cho người hâm mộ, với hình ảnh một Sơn Tùng trẻ trung, nhí nhảnh. Vũ đạo và câu từ dễ thương của bài hát nhanh chóng tạo viral trên TikTok, với hàng loạt các đoạn cover từ người hâm mộ. 

Dù ra mắt muộn hơn Chúng Ta Của Tương Lai nhưng Đừng Làm Trái Tim Anh Đau cũng kịp thu về lượng thảo luận không kém cạnh, cho thấy phong độ ổn định của Sơn Tùng M-TP. 

#Top 3: Thiên Lý Ơi - J97

Mặc dù dính phải những tranh cãi liên quan tới beat nhưng không thể phủ nhận Thiên Lý Ơi là một sản phẩm âm nhạc dễ nghe, dễ tiếp nhận. Trong suốt một khoảng thời gian, cứ mỗi khi lướt TikTok thì chắc hẳn sẽ có đôi lần bạn nghe thấy câu hát “Anh ở đồng quê khu nghèo khó đó…” lại vang lên.  

#Top 4: Nâng Chén Tiêu Sầu - Bích Phương 

Là một MV ra mắt cùng thời điểm với Chúng Ta Của Tương Lai, dư luận e ngại rằng Nâng Chén Tiêu Sầu sẽ khó tạo điểm nhấn với cộng đồng mạng. Tuy nhiên, MV cũng đã phần nào tạo được chỗ đứng cho riêng mình. Chủ đề thảo luận nổi bật là các chia sẻ của Bích Phương về những tháng ngày ở ẩn. MV được cộng đồng mạng khen ngợi vì hình ảnh đẹp, phần âm nhạc bắt tai do Tăng Duy Tân đảm nhiệm.

#Top 5: Em Xinh - MONO 

Với MV mới nhất của mình, MONO đã cho thấy một phong cách âm nhạc độc đáo, đầy tính nghệ thuật. Giai điệu bắt tai, vũ điệu cuốn hút của MV khiến cộng đồng mạng dành nhiều lời khen cho MONO. Bên cạnh đó, các TikToker nổi tiếng cũng nhiệt tình cover đoạn múa tay trong MV để được MONO chia sẻ lại, tăng độ viral cho MV. 

#Top 6: Từng Là - Vũ Cát Tường 

Một MV sâu lắng nhẹ nhàng của Vũ Cát Tường, với câu từ được đánh giá cao vì sự giản dị nhưng sâu sắc, trưởng thành. Cộng đồng mạng còn dành nhiều lời khen ngợi cho nữ diễn viên múa trong MV khi cô tỏa ra vibe nàng thơ rất dịu dàng. Chưa dừng lại ở đó, hot TikToker Changmie sáng tác phần hai cho ca khúc, khiến ca khúc duy trì sự viral trong một khoảng thời gian dài. 

#Top 7: Sau Lời Từ Khước - Phan Mạnh Quỳnh 

Sau Lời Từ Khước là bài hát sáng tác cho phim Mai của Trấn Thành. Khi phim Mai liên tục gặt hái những thành công ở phòng vé thì Sau Lời Từ Khước cũng được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Một số người dùng cho biết, bài hát Sau Lời Từ Khước vang lên ở cuối phim đã góp phần giúp thông điệp của phim có sức nặng hơn rất nhiều. 

#Top 8: Moonlight - LUNAS

MV đầu tay của nhóm nhạc nữ LUNAS - nhóm nhạc bước ra từ chương trình Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng gồm năm thành viên Trang Pháp, Diệp Lâm Anh, Khổng Tú Quỳnh, Huyền BaBy, Ninh Dương Lan Ngọc. Dàn chị đẹp nhận được lời khen vì visual xuất thần, năng lượng trẻ trung. Tuy nhiên, theo đánh giá của cư dân mạng, phần âm nhạc có thể làm tốt hơn nếu muốn nhóm nhạc LUNAS đi xa hơn. 

#Top 9: Ngày Đẹp Trời Để Nói Chia Tay - Lou Hoàng

Bài hát đánh dấu sự trở lại của Lou Hoàng sau hơn nửa năm ở ẩn. Cộng đồng mạng cho rằng bài hát chưa có nhiều đột phá so với các bài hát trước đây của nam ca sĩ, nhưng vẫn là một bài hát ổn, thông điệp buồn được truyền tải trên nền nhạc vui tươi. Ngay sau khi Xoài Non - nữ chính của MV, thông báo chia tay với Xemesis, bài hát lại càng được thảo luận sôi nổi hơn nữa. 

#Top 10: Nhạc Của Rừng - Đen Vâu 

Nhạc Của Rừng là bài duy nhất khai thác chủ đề thiên nhiên và môi trường. Mặc dù xoay quanh một chủ đề khó tiếp cận với công chúng, bài hát vẫn nhận được sự quan tâm thảo luận từ cộng đồng mạng. Người dùng đánh giá cao những nỗ lực hướng về cộng đồng của rapper Đen Vâu và năng lượng tích cực tỏa ra từ bài hát. 

2. TOP 10 BỘ PHIM NHIỀU THẢO LUẬN NHẤT NỬA ĐẦU 2024

Thống kê của Buzzmetrics trong lĩnh vực phim ảnh cho thấy phim truyền hình Hàn và Trung vẫn là chân ái của khán giả Việt Nam, đặc biệt là thể loại tình cảm. Bên cạnh đó, thể loại phim mang yếu tố lịch sử và văn hóa như “Đào, Phở và Piano” hay “Exhuma” cũng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Top 10 bo phim nhieu thao luan nhat nua dau 2024
Hình 2. BXH Top 10 Bộ Phim Nhiều Thảo Luận Nhất Nửa Đầu 2024

#Top 1: Nữ Hoàng Nước Mắt 

Phim tạo được hơn 1.2 triệu thảo luận, cũng là phim duy nhất vượt mốc 1 triệu thảo luận. Phim đã thu hút sự quan tâm của khán giả Việt Nam ngay từ những tập đầu công chiếu. Các trang cộng đồng thường xuyên chia sẻ những đoạn phim hài hước giữa Hong Hae-in (do Kim Ji Won thủ vai) và Baek Hyun-woo (do Kim Soo-hyun thủ vai). 

Phim đảm bảo chất lượng đồng đều ở các tập phim, qua đó duy trì mối quan tâm và thảo luận mạng xã hội của người dùng. Khán giả đánh giá cao chemistry giữa nam chính và nữ chính. 

#Top 2: Lật Mặt 7 - Một Điều Ước

Loạt phim Lật Mặt đã đi đến phần thứ 7 nhưng vẫn chưa hề mất đi sức hút. Dù chưa công chiếu nhưng phim Lật Mặt 7 đã thu về đến 11 tỷ đồng tiếng Việt, cho thấy kỳ vọng của công chúng đối với phim. Sau khi phim được công chiếu, cộng đồng mạng đã dành nhiều lời khen tới Lý Hải và đoàn làm phim, đánh giá cao thông điệp về gia đình mà phim muốn truyền tải. Với doanh thu 480 tỷ, Lật Mặt 7 trở thành một trong những phim điện ảnh Việt Nam thành công nhất nửa đầu 2024. 

#Top 3: Cõng Anh Mà Chạy 

Được phát sóng một tháng sau Nữ Hoàng Nước Mắt, bộ phim Cõng Anh Mà Chạy cũng tạo nên cơn sốt với mối tình xuyên thời gian giữa Ryu Sun-jae (do Byeon Woo-seok thủ vai)  và Im Sol (do Kim Hye-yoon thủ vai). Điểm nhấn của phim là yếu tố du hành thời gian, khiến khán giả liên tục tò mò và thảo luận về những diễn biến tiếp theo. Phần lớn khán giả đều hài lòng với happy ending của phim. 

#Top 4: Đào, Phở và Piano 

Đào, Phở và Piano là một hiện tượng thú vị trên mạng xã hội. Là phim do Nhà Nước đặt hàng nên ban đầu, phim không được phổ biến rộng rãi với công chúng. Phim cũng xuất hiện trong bối cảnh mà công chúng đã tương đối bội thực với phim hài Tết. Những yếu tố này góp phần tạo nên sự tò mò của công chúng về phim - một phim lấy đề tài lịch sử, tinh thần ái quốc. Kết quả là sự bùng nổ thảo luận trên mạng xã hội chỉ trong thời gian rất ngắn, đặc biệt là từ lúc phim được thông báo sẽ công chiếu toàn quốc. 

#Top 5: Mai 

Bộ phim Tết của Trấn Thành được thảo luận sôi nổi trong suốt tháng Hai. Tranh cãi có, khi cộng đồng mạng cho rằng rạp phim đã quá thiên vị suất chiếu với Mai. Tán thưởng có, với diễn xuất và visual đỉnh cao của Phương Anh Đào cũng như những câu thoại rất “đời”. Nhìn chung, Mai vẫn là một phim thành công về mặt thương mai khi thu về 551 tỷ đồng, đưa Trấn Thành trở thành đạo diễn nghìn tỷ đầu tiên của Việt Nam. 

#Top 6: Exhuma - Quật Mộ Trùng Ma 

Phim tạo nên cơn sốt ở phòng vé Hàn Quốc, cũng là phim kinh dị - trinh thám hiếm hoi được thảo luận nhiều, giữa một rừng phim tình cảm lãng mạn. Nhờ thành công ở quê nhà Hàn Quốc cũng như nội dung có phần mới lạ, Quật Mộ Trùng Ma đã nhanh chóng được cộng đồng mạng Việt Nam bàn tán sôi nổi. Tuy nhiên, khi phim công chiếu, phần lớn thảo luận lại đến từ các clip bắt chước trừ ma trên TikTok.

#Top 7: Câu Chuyện Hoa Hồng 

Bộ phim truyền hình của Trung Quốc chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Diệc Thư đã làm nên cơn sốt trên mạng xã hội trong suốt tháng Sáu. Mặc dù bị xem là đi lệch nguyên tác nhưng phim lại được cộng đồng mạng đón nhận nhiệt tình, tạo nên những cuộc tranh luận thú vị về vai trò, hạnh phúc và sự độc lập của người phụ nữ. 

Dàn diễn viên nổi tiếng được đánh giá diễn từ mức tròn vai trở lên. Cư dân mạng dành nhiều lời khen ngợi dành cho sự xuất thần của Lâm Canh Tân trong vai người chồng gia trưởng Phương Hiệp Văn.

#Top 8: Trạm Cứu Hộ Trái Tim 

Phim truyền hình dài 51 tập của Đài Truyền hình Việt Nam, được giới thiệu là “hành trình chữa lành” của những người phụ nữ. Phim nhận về những khen chê trái chiều từ khán giả. Một mặt, khán giả đánh giá cao diễn xuất của một số diễn viên, nổi bật là Lương Thu Trang. Mặt khác, khán giả cho rằng kịch bản phim có quá nhiều lỗ hổng, có những chi tiết không đúng về ngành y học.

#Top 9: Dữ Phượng Hành 

Dữ Phượng Hành là phim tiên hiệp lãng mạn cổ trang của Truong Quốc, khai thác mối tình đầy trắc trở giữa Thẩm Ly (do Triệu Lệ Dĩnh thủ vai) và Hành Chỉ (do Lâm Canh Tân thủ vai). Những đoạn trích ngắn từ phim thường nhận được lượng thảo luận lớn từ người dùng. Cộng đồng mạng đều dành lời khen cho diễn xuất của nam - nữ chính. 

#Top 10: Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi 

Phim tạo được sức nóng ở những tập đầu nhờ các tình tiết gây cấn, khi nữ chính trở về quá khứ để thực thi công lý với những người từng hại mình. Tuy nhiên, những tập cuối của phim không được như kỳ vọng của khán giả, khiến phim không thể duy trì sức nóng thảo luận như trước. 

3. TOP 10 SOCIAL SLANG NHIỀU THẢO LUẬN NHẤT NỬA ĐẦU 2024

Qua thống kê của Buzzmetrics về Social Slang, lĩnh vực này luôn nhận được sự quan tâm cao của đông đảo cộng đồng mạng Việt Nam. Trong nửa đầu 2024, hàng loạt các đại từ nhân xưng mới như “Elm”, “Bảnh”, “Mấy Ní” đã góp phần làm giàu ngôn ngữ giao tiếp của cộng đồng mạng.

Top 10 Social Slang nhieu thao luan nhat nua dau 2024
Hình 3. BXH Top 10 Social Slang Nhiều Thảo Luận Nhất Nửa Đầu 2024

#Top 1: Mấy Ní 

Cũng như “ngoan xinh yêu”, “mấy ní” là một social slang dùng để gọi ai đó một cách thân thương. Đối tượng thường là bạn bè thân thiết, đồng nghiệp hoặc những người nhỏ tuổi hơn. “Mấy ní” có thể thay cho “mấy cậu”, “mấy bạn”, “mấy người” để tạo sự gần gũi, thu hẹp khoảng cách giữa người nói chuyện và đối phương, ví dụ: 

-  “Nghỉ Tết sao rồi mấy ní ơi?”

-  “Tín hịu dũ trụ kìa mấy ní?”

-  “Cuộc chiến với cái tủ lạnh sau Tết của mấy ní sao rồi?” 

Sau nửa năm, “mấy ní” đã được nhắc hơn 2 triệu lần trên mạng xã hội, với Facebook và TikTok là hai nền tảng thảo luận chính (chiến hơn 90% tổng lượng thảo luận). Trong khoảng thời gian đầu nổi lên, “mấy ní” đã trở thành social slang yêu thích của các thương hiệu đồ ăn nhanh như POPEYES, TEXAS, MCDONALD’S.

#Top 2: Bảnh

Nhắc tới Bảnh, người ta thường nhớ đến Khá Bảnh - từng là hiện tượng mạng xã hội vài năm về trước với những đoạn phim ghi lại cuộc sống “yang lake”. Khá Bảnh khi tương tác với cộng đồng mạng thường đề cập ở ngôi thứ ba. Vài năm sau đó, phong cách nói chuyện của Khá Bảnh trở nên hot trở lại. 

“Bảnh” như một đại từ nhân xưng nổi lên vào khoảng thời gian cận Tết, với Facebook và Threads là các nền tảng chính. Cho tới hiện tại, “Bảnh” gần như là một slang gắn liền với Threads. 

#Top 3: Ngoan Xinh Yêu

“Ngoan Xinh Yêu”, một social slang được lan tỏa mạnh mẽ nhờ TikTok, dùng để gọi người khác một cách thân thương. Social slang đã nổi lên từ cuối năm trước, với nền tảng chính là TikTok.  “Ngoan Xinh Yêu” đã xuất hiện trong rất nhiều ngữ cảnh:  

- Thương hiệu, online seller gọi khách hàng là “ngoan xinh yêu” 

- Idol, KOLs, Influencers gọi người hâm mộ là “ngoan xinh yêu”

- Người thân, người yêu gọi nhau là “ngoan xinh yêu” 

Cách đây một tháng, cụm từ “ngoan xinh yêu” bất ngờ nổi trở lại khi được dùng trong bài hát “Trao Hết Cả Đời Cho Anh” do Rum sáng tác. 

#Top 4: Elm

Đã nổi lên từ tháng 10/2023 nhưng cho tới nay, “Elm” vẫn là một hot slang với hơn nửa triệu thảo luận. Mặc dù “quê quán” là TikTok nhưng Facebook lại là kênh mà “Elm” được dùng nhiều nhất. Báo cáo trước đó về slang của Buzzmetrics cho thấy: Trong hai tháng đầu năm 2024, 57.96% thảo luận về Elm xuất phát từ Facebook. 

“Elm”, được cách điệu từ “Em”, được dùng để: (1) gọi ai đó một cách châm chọc, (2) gọi ai đó một cách thân thượng, (3) như một đại từ xưng hô ngôi thứ nhất. 

#Top 5: Lương 5 Triệu 

Khi trào lưu chữa lành dần trở nên quen thuộc cũng là lúc cụm từ “lương 5 triệu” được nhắc tới nhiều hơn. Nếu như 5 năm trở về trước, “đỗ nghèo khỉ” là social slang gối đầu giường để diễn tả sự nghèo khổ thì bây giờ, “lương 5 triệu” là social slang kế vị. 

Khoảng thời gian cụm từ “lương 5 triệu” được dùng nhiều nhất là cuối tháng Tư - đầu tháng Tư. Đây là khoảng thời gian cao điểm của nóng cũng như du lịch, khiến các trang cộng đồng liên tục đặt ra câu hỏi: “Lương 5 triệu thì đi đâu?”, “Lương tháng 5 triệu mà muốn đi chữa lành thì thế nào?”.   

Cho tới bây giờ, người dùng vẫn còn diễn đạt sự khó khăn trong cuộc sống kiểu:  “Lương 5 Triệu mà bắt làm như 50 Triệu”, “Tính ra là nghề chọn người. Chứ làm gì có ai chọn sáng 7 giờ dậy đi làm lương tháng 5 triệu”,...

Về phía thương hiệu, “lương 5 triệu” đã từng được VinFast đưa vào chiến dịch quảng bá cho dòng xe điện giá rẻ VinFast VF 3. Đây cũng là một chiến dịch nhận được nhiều lời khen vì khả năng nắm bắt insight tốt, gần gũi với giới trẻ. 

#Top 6: Trôn Trôn Việt Nam 

“Trôn Trôn Việt Nam” về cơ bản là một slang cũ được làm mới, nổi lên trong dịp Tết Nguyên Đán. Xét mặt câu chữ, “trôn” là Việt Hóa của “troll” - một social slang  du nhập từ nước ngoài và tồn tại ở Việt Nam hơn một thập kỷ. Nghĩa gốc của từ “troll” là cố tình chơi khăm người khác trong môi trường Internet. Xét về mặt nội dung, “Trôn Trôn Việt Nam” lấy ý tưởng từ “Just For Laughs Gags” - một chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng ở Mỹ. Phiên bản Việt Nam được các TikToker lan truyền theo một công thức sau: 

(1) TikToker thực hiện một trò đùa khó đỡ với người khác 

(2) Sau khi nạn nhân của trò đùa phản ứng lại, TikToker sẽ chỉ về hướng camera ẩn và nói “trôn Việt Nam”, ám chỉ những gì xảy ra trước đó chỉ là một tình huống giả định

Trong một số ngữ cảnh đời thường, “Trôn Trôn Việt Nam” lại trở thành câu chữa thẹn vui. Ví dụ: đầu năm đi làm trễ bị sếp “hỏi thăm”, đi học lại nhưng không quên làm bài tập Tết, vào quán mua đồ mà quên trả tiền...Các trang cộng đồng cũng tích cực sử dụng “Trôn Trôn Việt Nam” cho những câu chuyện hài hước, những trò “nghịch dại” của người nổi tiếng.  

Trước “Trôn Trôn Việt Nam”, mạng xã hội đã có nhiều cụm từ thông dụng đã được Việt hóa để trở thành social slang: 

-  “Ét ô ét”, Việt hóa từ S.O.S 

- “Quyền cha nà”, Việt hóa từ Gwenchana

-  “Gét gô”, Việt hóa từ Let’s Go

- “Mai đẹt ti ni”, Việt hóa từ My destiny 

#Top 7: Có Cố Gắng Nhưng Không Đáng Kể

Ngày trước chúng ta có “Anh rất tốt nhưng em rất tiếc” thì ngày nay chúng ta có “Có cố gắng nhưng không đáng kể”. Cả hai social slang đều được dùng để từ chối khéo, chê một cách kín đáo. Nếu “Anh rất tốt nhưng em rất tiếc” thường xuất hiện trong các thảo luận về tình yêu thì “Có cố gắng nhưng không đáng kể” lại được giới trẻ Gen-Z cực kỳ yêu thích, đặc biệt trong các thảo luận về dr//a//ma. 

Một ví dụ cụ thể: Vào tháng Tư, trong buổi họp báo của Min Hee Jin, luật sư đại diện đã định giành mic để tránh thân chủ không phát ngôn quá giới hạn. Tuy nhiên, Min Hee Jin vẫn tiếp tục đứng dậy phát biểu. Cộng đồng mạng chỉ đành bình luận: Có cố gắng nhưng không đáng kể. 

#Top 8: Tương Tác 

Tối 24/05, Lâm Minh - vợ của Decao, khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi xuất hiện trên livestream trong tình trạng bất ổn. Sau đó, Decao đã có bài viết đính chính. Bài viết có một đoạn như sau: “...mẹ tôi đã tương tác với vợ tôi và lập tức vợ tôi cũng tương tác lại, sau đó tôi cũng mất bình tĩnh và tăng tương tác”. 

Mặc dù Decao đã gỡ bài đăng nhưng cộng đồng mạng nhanh chóng chụp được màn hình và hướng sự chú ý tới cụm từ “tương tác”. Trong một khoảng thời gian ngắn, “tương tác” dùng để mô tả các hành động b//ạo l//ực, gây tổn hại đến người khác. 

#Top 9: Ở Hiền Gặp Phiền

Người xưa có câu “Ở hiền gặp lành” thì người nay có câu “Ở hiền gặp phiền”. Theo ghi nhận của Buzzmetrics, “Ở hiền gặp phiền” lần đầu tiên được nhắc đến trong tuyển tập Ca dao “tục” ngữ ở Agency của trang cộng đồng Khách Không Duyệt. Câu tục ngữ duy nhất tạo ra hơn 12 nghìn thảo luận và được các trang Gen-Z sử dụng lại liền sau đó, chính thức chạm đỉnh thảo luận đầu tiên vào tháng Một. Tuy nhiên, phải chờ đến tháng Sáu, social slang mới chạm đỉnh lần hai: Đó là khi các trang cộng đồng đăng tải đoạn phim một chiến sĩ đang làm nhiệm vụ canh gác tại Trường Sa thì “được” một đoàn khách xúm lại vỗ tay động viên nhiệt tình. Social slang cũng được dùng trong nhiều trường hợp khác để ám chỉ một người tốt nhưng bất đắc dĩ vướng phải phiền phức. 

#Top 10: Gia Trưởng Mới Lo Được Cho Em 

“Gia Trưởng Mới Lo Được Cho Em” trở thành câu nói phổ biến vào đầu tháng 03/2024. Cặp đôi Ninh Anh Bùi - Nguyễn Tùng Dương là một trong những yếu tố tạo nên sức nóng cho câu nói: Mặc dù Ninh Anh Bùi tự nhận mình là người “gia trưởng” nhưng anh mới là người bị b//ắt n//ạt. Ngoài ra cũng phải kể đến nhân vật Tuấn trong phim “Bốn Năm, Hai Chàng, Một Tình Yêu” do Harry Lu thủ vai. Cộng đồng mạng tỏ ra vô cùng thích thú với cách nhân vật Tuấn tỏ ra “gia trưởng” với Quỳnh (do Midu thủ vai): Lúc đầu thì bực bội với người yêu nhưng sau đó thì “cục cưng ơi, anh chở em đi ăn kem nè”. 

Có thể nói, hình ảnh người đàn ông “gia trưởng” từng có một khoảng thời gian nhận được những bình luận tích cực. Tuy nhiên, khi Phương Hiệp Văn trong Câu Chuyện Hoa Hồng do Lâm Canh Tân thủ vai xuất hiện, mọi chuyện đâu lại vào đấy. 

KẾT LUẬN

Buzzmetrics hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp bạn hình dung được bức tranh tổng quan về thảo luận mạng xã hội nửa đầu 2024 để sẵn sàng cho khoảng thời gian tiếp theo trong năm.

Liên hệ ngay

với đội ngũ tư vấn Buzzmetrics để nhận ngay báo cáo mới nhất giúp marketers giải đáp những câu hỏi cũng như tiết lộ những insight người dùng trên mạng xã hội.

Thông tin bài viết

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

“Seeding” Trên Mạng Xã Hội: Tối Ưu Hiệu Quả Hoạt Động Social Marketing Của Thương Hiệu

Mỗi năm, thị trường chứng kiến sự xuất hiện của vô số chiến dịch quảng cáo mới. Để đảm bảo sự cạnh tranh và thu hút lòng tin từ khách hàng, việc tích hợp seeding trở thành một phần không thể thiếu trong mọi chiến lược social marketing.

Đọc bài viết
right
Tổng Hợp Chủ Đề Thảo Luận Giáng Sinh 2023: Cách Mạng Xã Hội “Tạo Nên” Mùa Lễ

Giáng sinh không chỉ là dịp kỷ niệm tôn giáo quan trọng, mà còn là thời điểm mọi người tận hưởng niềm vui bên gia đình và bạn bè. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội tuyệt vời để kích thích tiêu dùng thông qua chiến lược truyền thông sáng tạo.

Đọc bài viết
right
Gen Alpha - Thế hệ người tiêu dùng tương lai có gì khác biệt?

Gen Alpha được dự đoán sẽ sớm trở thành nhóm tiêu dùng chủ chốt, mang đến nhiều thay đổi cho nền kinh tế của nền kinh tế và là nhóm đối tượng mục tiêu đầy triển vọng của các thương hiệu

Đọc bài viết
right
Social Trend - Tinh Hoa Hội Tụ: Bắt Trúng xu hướng, Đu Trend kịp thời

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, "bắt trend" không chỉ đơn giản là một xu hướng, mà còn là khám phá về sự sáng tạo và đổi mới. Thương hiệu thông minh không chỉ là người tiếp tục theo đuổi những gì đang "hot" mà còn là người định hình và tạo nên những xu hướng mới. Giao tiếp chỉ là bước đầu, để thực sự "bắt trend", cần sự linh hoạt đến từ sâu bên trong - từ sản phẩm đến chiến lược marketing dài hạn. Social trend không chỉ là một trong những công cụ quan trọng để theo dõi xu hướng mà còn là nguồn thông tin quý báu để dự đoán hành vi của khách hàng.

Đọc bài viết
right
Nhìn Lại 2023, Dự Đoán Xu Hướng Marketing Trực Tuyến Nổi Bật Trong Năm 2024

Năm 2023 đã đánh dấu một thời kỳ đầy biến động về kinh tế, đặt ra một loạt thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì và phát triển. Trong bối cảnh khó khăn này, việc sử dụng mạng xã hội như một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi, mà còn đặt ra câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để đạt được hiệu quả thực sự từ việc sử dụng mạng xã hội trong chiến lược marketing của mình và đón đầu xu hướng marketing 2024?

Đọc bài viết
right
Social Listening là gì và có vai trò như thế nào với Social Media Marketing?

Social Listening là một dạng nghiên cứu thị trường dựa trên thảo luận của các nền tảng mạng xã hội, giúp phân tích sức khỏe thương hiệu, chiến dịch, dịp đặc biệt,...

Đọc bài viết
right
Thấu hiểu hành trình tìm trường mầm non song ngữ của phụ huynh trên mạng xã hội

Vốn dĩ, chủ đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con ở độ tuổi lần đầu đến lớp. Bên cạnh đó, với bối cảnh hậu đại dịch, cùng xu hướng trở lại trường học, thảo luận về ngành mầm non song ngữ hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội người dùng cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc tìm trường mầm non cho con. 

Đọc bài viết
right
Ecommerce Audit và Retail Audit liên hệ với nhau như thế nào?

Retail Audit là một công cụ nghiên cứu khá quen thuộc với các thương hiệu, được sử dụng để đo lường hiệu quả bán hàng trong môi trường bán lẻ. Tuy nhiên, Retail Audit chủ yếu tập trung đo lường tình hình hoạt động của các nhãn hàng trên kênh truyền thống và hiện đại. Hiện nay, theo xu hướng tất yếu cũng như được sự hỗ trợ bởi nhu cầu Go-online được thúc đẩy bởi COVID-19 và giãn cách xã hội,  hoạt động mua sắm online ngày càng đóng vai trò quan trọng & chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là một số ngành hàng như: thời trang, làm đẹp, điện tử, chăm sóc mẹ và bé… Vì thế, Ecommerce Audit sẽ giúp hoàn thiện bức tranh mua bán của toàn ngành hàng trên cả kênh offline và online.

Đọc bài viết
right
Ecommerce Audit (ECA) là gì?

E-commerce Audit - hay còn gọi là Nghiên cứu đo lường bán hàng trực tuyến - là việc thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình hàng hóa của các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử như: lượng hàng bán ra theo thời gian thực, giá & khuyến mãi, vị trí của hàng, số người theo dõi, bình luận của người dùng hay các phản hồi sau mua của người dùng.

Đọc bài viết
right
Tận dụng dữ liệu Social Listening cho Syndicated Research

Hiện nay, việc tiến hành nghiên cứu thị trường không chỉ là câu chuyện phát phiếu khảo sát hay phỏng vấn trực tiếp. Mạng xã hội ra đời, tiếp theo đó là các công cụ thu thập thảo luận mạng xã hội (tiêu biểu như Social Listening) đã đem lại một môi trường nghiên cứu linh hoạt hơn, đặc biệt là với các đề tài Syndicated Research. Câu hỏi đặt ra là: Sử dụng dữ liệu Social Listening để tạo ra các Syndicated Research như thế nào?

Đọc bài viết
right
Để không còn mập mờ số liệu báo cáo Campaign Tracking

Social Listening là loại hình nghiên cứu thực hiện bằng cách “lắng nghe” các thảo luận trên các phương tiện truyền thông xã hội. Việc xác định đúng các chỉ số Campaign Tracking ngay từ giai đoạn tiền chiến dịch có ý nghĩa quan trọng, vì sẽ giúp thương hiệu có định hướng rõ ràng cho ý tưởng sáng tạo. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện chiến dịch, việc theo dõi liên tục các chỉ số này giúp điều chỉnh, tối ưu hóa và phân bổ nguồn lực phù hợp.

Đọc bài viết
right
Hoạt động phân phối Online - Thảo luận mạng xã hội có thể giúp được gì?

Quy trình mua hàng trên mạng có thể sẽ khác biệt rất nhiều so với quy trình mua xảy ra tại các cửa hàng thực tế. Các kênh Social Commerce (Fanpage của thương hiệu/ cửa hàng/ trang thương mại điện từ và các website E-commerce) có thể là nơi người tiêu dùng trực tiếp mua sản phẩm hoặc chỉ là nơi để người tiêu dùng tìm kiếm thông tin, tham khảo giá hoặc tìm đánh giá của người khác về sản phẩm.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu ngành hàng bia - Phần 1: Thấu hiểu về các dịp uống bia cùng social data

Ngành hàng bia là một trong những ngành hàng rất thú vị khi nghiên cứu thảo luận trên mạng xã hội. Bởi vì hiếm có ngành hàng nào mà khoảnh khắc sử dụng sản phẩm - dịp uống bia lại được người tiêu dùng chủ động chia sẻ tự nhiên như 1 phần đời sống tinh thần như vậy. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích vào Dịp uống bia, một trong những góc nhìn thực tế, gần gũi với cuộc sống của người dùng nhất thông qua thảo luận tự nhiên của người dùng mạng xã hội (consumer voice).

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội phát triển như thế nào (Phần 2) – Trưởng thành hóa Mạng xã hội

Facebook đang trở thành mạng xã hội cho tất cả mọi người, chứ không còn là nơi dành riêng nhóm người dùng trẻ tuổi. Facebook Việt Nam chưa có dấu hiệu bị mất nhóm người dùng trẻ tuổi. Tuy nhiên, nhóm người dùng trẻ 13-24 tuổi đang có tốc độ tăng trưởng chững lại.

Đọc bài viết
right
Social Success Factor - KPI mới cho social media marketing

Thông thường, các thương hiệu sẽ đặt mục tiêu cho các chiến lược marketing trên mạng xã hội bằng các chỉ số chung: Tổng lượng thảo luận, thị phần thảo luận, xu hướng thảo luận hay chỉ số cảm xúc… Rõ ràng, các chỉ số chung này sẽ không phản ánh đầy đủ: “Liệu thương hiệu đang làm tốt hay không làm tốt trên các yếu tố chiến lược” Vì thế, cần thiết các thương hiệu nên có những bộ KPIs riêng để đánh giá và phản ánh chính xác hơn hiệu quả hoạt động Marketing trên mạng xã hội. Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở vững chắc hơn để ra quyết định, định hướng tốt hơn các hoạt động tiếp theo của mình.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội phát triển như thế nào (Phần 3) - Sự phân khúc mạng xã hội

Trên mạng xã hội, ranh giới về vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính… thường sẽ không còn rõ ràng – đủ để tạo sự khác biệt về thái độ và hành vi nữa. Vì thế, cách phân khúc tập khách hàng thông thường và cách phân khúc tập khách hàng trên mạng xã hội cần có sự khác biệt.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội phát triển như thế nào (P1) – Ồn ào hơn bao giờ hết

Với hơn 55 triệu Active User mới trên Facebook, Mạng xã hội phát triển ngày càng lớn mạng và ồn ào hơn bao giờ hết. Với mức độ tăng trưởng cao như vậy, Facebook chắc chắn sẽ tiếp tục là trang mạng xã hội có lượng người dùng cao nhất, và có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất đến người tiêu dùng Việt Nam trong các năm tới.

Đọc bài viết
right
Social media marketing là gì?

Social media marketing đang ngày trở nên phổ biến tại Việt Nam khi khách hàng đang ngày càng hoạt động tích cực. Tuy phổ biến nhưng các khái niệm về social media marketing vẫn còn đang bị nhầm lẫn. Làm sao để lên một campaign social media marketing hiệu quả, các bước chuẩn bị và theo dõi gốm có gì? Bài viết sẽ cùng bạn làm rõ các thắc mắc.

Đọc bài viết
right
Social media là gì?

Social Media là công cụ Digital phổ biến và được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng cho chiến dịch truyền thông của mình. Trong bài viết này, Buzzmetrics sẽ giúp bạn hiểu tổng quan về định nghĩa social media, lợi ích của nó với doanh nghiệp và case study triển khai xây kênh social media trong thực tế.

Đọc bài viết
right
Giải pháp theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện nhất trên social media

Giải pháp Always-On Brand Tracker của Buzzmetrics là gói giải pháp toàn diện cho tất cả các nhu cầu trên và hiện tại đang được hơn 200 thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Coca-Cola, Unilever, Samsung, ... sử dụng. Giải pháp này bao gồm 4 modules trọn gói và không phải trả gì thêm với bất kỳ nhu cầu phát sinh nào.

Đọc bài viết
right
4 xu hướng Social Listening ứng dụng cho marketing năm 2016

Trên cương vị là những công ty tiên phong và dẫn đầu thị trường Social Listening, Buzzmetrics và YouNet Media đã tung ra thị trường ra những giải pháp công nghệ mang tính đột phá và giá trị gia tăng cao. Sau đây là tổng hợp một số xu hướng Social Listening đang phát triển của ngành này trong 2016.

Đọc bài viết
right
7 ngành hàng nổi bật trên mạng và các kênh phải chạy content

Để phục vụ cho công việc của content và media planner, công cụ lắng nghe mạng xã hội Buzzmetrics xin liệt kê các kênh có nhiều thảo luận nhất của từng ngành hàng để các bạn tham khảo.

Đọc bài viết
right
Làm thế nào để theo dõi chiến dịch marketing trên social media hiệu quả?

Social Listening giúp các nhà tiếp thị có thể lên kế hoạch, xây dựng content, theo dõi và điều chỉnh định hướng trong thời gian thực. Sau đây là những ứng dụng cụ thể của việc dùng Social Listening cho theo dõi chiến dịch marketing.

Đọc bài viết
right
Social listening và nghiên cứu thị trường truyền thống liên quan như thế nào?

Social Listening có thể được xem như là 1 biến thể của nghiên cứu thị trường. Phương pháp này có mối quan hệ tương hỗ với nghiên cứu thị trường truyền thống.

Đọc bài viết
right
Hệ thống thu thập dữ liệu của Social Listening tool khủng và tinh vi đến mức nào?

Các Social Listening Tool thu thập dữ liệu từ tất cả phương tiện truyền thông cho phép tương tác nhiều chiều, dựa trên hai phương pháp chính: API và Trang (Sites).

Đọc bài viết
right
Làm thế nào để tách biệt Paid, Owned và Earned media?

Việc tách biệt Paid, Owned và Earned media trong chiến dich social media ngày càng được các nhà quản lý chiến dịch quan tâm và yêu cầu social listening tool, mà cụ thể là Buzzmetrics thực hiện để có thể quản lý được chiến dịch marketing trên social media một cách hiệu quả hơn.

Đọc bài viết
right
Công thức hình thành trào lưu trên social media tại Việt Nam

Một trong những điều đánh dấu sự thành công của một chiến dịch là tạo được hiệu ứng trào lưu hưởng ứng trong đó có đậm chất hình ảnh của thương hiệu. Để làm được điều này có 2 cách: 1. Tìm ra một công thức hình thành trào lưu; hoặc 2. Ăn theo một trào lưu với phiên bản thương hiệu.

Đọc bài viết
right
7 thương hiệu nổi tiếng trên mạng không ngờ năm 2014

Công cụ lắng nghe mạng xã hội của Buzzmetrics xin góp vui những ngày trước Tết những thống kê thú vị về các thương hiệu trong tâm điểm của social media năm 2014.

Đọc bài viết
right
Thương hiệu nên đặt KPIs với Agency như thế nào cho chiến dịch social media marketing?

Buzzmetrics qua nhiều năm kinh nghiệm với các thương hiệu tinh nhuệ nhất trong lĩnh vực Digital Marketing xin giới thiệu các chỉ số KPIs theo chiều sâu của một chiến dịch social media marketing cho các thương hiệu tham khảo.

Đọc bài viết
right
Social Listening - nghiên cứu thị trường chi phí thấp cho thương hiệu

Mạng xã hội là một Focus Group hàng triệu người chứa đựng ý kiến của người tiêu dùng trong thời gian thực. Giá trị của Social Listening nằm ở việc đào sâu vào nội dung thảo luận của người tiêu dùng để tìm ra được Consumer Insight.

Đọc bài viết
right
Social listening Việt Nam - Ngành nào nên đầu tư?

Social listening ở Việt Nam vẫn chưa được các nhà tiếp thị quan tâm và đầu tư đúng mức. Theo thống kê của Buzzmetrics, có đến 130 tập đoàn lớn ở Việt Nam và chỉ gần 60 trong số này hiện đã thử hoặc đang dùng social media marketing và social listening. Vậy những ngành hàng nào nên đầu tư vào Social media Marketing và Social Listening?

Đọc bài viết
right
Tại sao phải tách biệt Paid và Earned posts trong một chiến dịch social media marketing

Marketers phải quản lý 3 loại media: Paid, Owned và Earned. Trong social media, khái niệm Paid, Owned và Earned cũng được áp dụng

Đọc bài viết
right
Các công cụ social listening thu thập dữ liệu như thế nào?

Đây là một trong series các bài viết cho thấy bức tranh thực sự về cách hoạt động thu thập dữ liệu của các công cụ lắng nghe và theo dõi mạng xã hội, đặc biệt là Buzzmetrics, một công cụ đang được dùng để theo dõi các chiến dịch và thương hiệu.

Đọc bài viết
right
Digital và Social Media có ROI cao nhất trong các loại Media

Hình thức digital media đang có tương tác cao như social và rich media có thể đem lại $1.48 lợi nhuận cho mỗi đô la chi phí theo như dữ liệu từ 300+ chiến dịch mà Nielsen đa đo lường

Đọc bài viết
right
DMCA.com Protection Status