Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Sacombank qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 18 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ theo dõi sức khỏe thương hiệu và phân tích Ngân hàng Sacombank trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/07/2016 đến 31/12/2016.

Trong những năm gần, các ngân hàng ngày càng đẩy mạnh sử dụng các kênh truyền thông như mạng xã hội trong việc quảng bá thương hiệu cũng như giao tiếp, làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Theo ghi nhận của Buzzmetrics, các ngân hàng trên social media ngày nay không còn quá dè dặt do e ngại về các rủi ro hay các quy định tương đối khắt khe liên quan đến hình ảnh, thương hiệu mà các hoạt động, chiến dịch truyền thông trên các kênh này đang tăng nhanh về số lượng và cả về độ đa dạng nhằm tăng độ tương tác với khách hàng.

Bài viết thứ 18 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ thực hiện theo dõi và phân tích một cách toàn diện sức khoẻ thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/07/2016 đến 31/12/2016.

A. Người tiêu dùng đang nói gì về Sacombank và các ngân hàng thương mại khác social media? – Module BRAND HEALTH

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN SOCIAL MEDIA

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước tạo ra lượng thảo luận vượt trội hơn hẳn so với nhóm NHTM nước ngoài do có nhiều hoạt động tích cực trên fanpage và các chương trình hấp dẫn như sự kiện tri ân, sự kiện âm nhạc, hoạt động vì cộng đồng …

Trong 6 tháng cuối năm 2016, Sacombank là ngân hàng thương mại trong nước đứng thứ 4 về thị phần thảo luận public trên báo điện tử và mạng xã hội với hơn 9% thị phần. Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại tư nhân hoạt động mạnh nhất trên social media với hàng loạt những chương trình quảng bá cho sản phẩm và các hoạt động vì cộng đồng. Bên cạnh đó, do là ngân hàng hoạt động lâu đời và được nhiều khách hàng tin dùng, Sacombank cũng được nhắc đến rất nhiều trong các thảo luận mua bán, giao dịch hàng ngày của người tiêu dùng, điều này giúp cho ngân hàng có được số lượng thảo luận tự nhiên khá lớn.

VPBank là thương hiệu ngân hàng đứng đầu về thị phần thảo luận trong nhóm NHTM trong nước khi có rất nhiều hoạt động tích cực quảng bá dịch vụ của mình như các chương trình ưu đãi cho chủ thẻ, chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết, loạt mini game để tìm hiểu về dịch vụ tiết kiệm online. Ngoài ra, các đêm nhạc đẳng cấp diễn ra vào cuối năm 2016 như "Modern Talking - Thomas Anders" và "Như đã dấu yêu - Bằng Kiều & Mỹ Tâm" giúp VPBank thu hút được nhiều sự chú ý các trang mạng xã hội.

Trong nhóm NHTM nước ngoài, ANZ, Citibank và HSBC là 3 ngân hàng được nhắc đến nhiều nhất trên social media do có nhiều chương trình ưu đãi thẻ liên kết với các nhà bán lẻ và thương hiệu nổi tiếng.

Trong các ngân hàng thương mại trong nước, VPBank là ngân hàng thương mại tư nhân hoạt động mạnh mẽ nhất trên social media trong 6 tháng cuối năm 2016 cũng như có nhiều hoạt động đa dạng trên social media tương tự như Sacombank; do đó, bài viết sẽ chọn thương hiệu này là đối thủ để phân tích và so sánh hiệu quả các hoạt động với Sacombank.

Phân tích ngân hàng Sacombank _SOV-ngân-hàng-social-media-trong-ngoài-nước_1

THẢO LUẬN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - SACOMBANK TRÊN SOCIAL MEDIA

  • Lượng thảo luận và chỉ số cảm xúc hàng tháng

Nhìn chung, lượng bài viết và thảo luận public trên báo điện tử và mạng xã hội của Sacombank tăng cao vào 3 tháng cuối năm vì đây là thời điểm mua sắm cao điểm trong năm và nhu cầu giao dịch thanh toán cũng tăng cao. Đặc biệt thảo luận đạt mức cao nhất trong tháng 11 nhờ vào những ngày hội mua sắm lớn như Black Friday, Cyber Monday. Thảo luận nhắc đến thương hiệu trong khoảng thời gian chủ yếu là những trao đổi về các dịch vụ chuyển khoản, thanh toán đặc biệt các dịch vụ thanh toán và giao dịch online ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.

Phân tích ngân hàng Sacombank _Screenshot-2017-02-15-09.52.34_2
  • Phản hồi của người tiêu dùng về thương hiệu:

Nhìn chung, Sacombank là ngân hàng nhận được khá nhiều phản hồi tích cực trên social media trong thời gian 6 tháng cuối năm 2016.

- Tích cực: Sacombank nhận được nhiều đánh giá là Ngân hàng uy tín, đáng tin cậy bên cạnh nhiều phản hồi thể hiện sự hài lòng về Thái độ thân thiện, chuyên nghiệp, nhanh chóng của đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, ngân hàng còn được nhận xét là cung ứng được nhiều dịch vụ tốt, chất lượng dịch vụ ổn định với mức phí hợp lý. Các dịch vụ online cũng được đánh giá cao.

- Tiêu cực: Sacombank nhận được tương đối ít phản hồi tiêu cực trên social media. Nhìn chung, các thảo luận tiêu cực nhận được chủ yếu về các vấn đề như cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không chính xác, chuyển tiền chậm và có ít chương trình ưu đãi so với các ngân hàng khác.

Phân tích ngân hàng Sacombank _phản-hồi-người-tiêu-dùng-sacombank-social-media_3
Phân tích ngân hàng Sacombank _thảo-luận-phản-hồi-người-tiêu-dùng-Sacombank_4
  • Nhìn nhận của người tiêu dùng về hình ảnh thương hiệu.

Trong 6 tháng từ tháng 7 đến tháng 12/2016, Sacombank được nhiều người tin dùng và nhìn nhận là một trong những ngân hàng uy tín và an toàn nhất hiện nay. Trong khi đó, VPBank thường được nhắc đến nhiều như một ngân hàng cho vay tín chấp với thủ tục nhanh chóng đơn giản.

Phân tích ngân hàng Sacombank _brand-images-sacombank-vpbank-social-media_5

B. Trong thời gian từ tháng 7/2016 đến hết tháng 12/2016, Sacombank và đối thủ có những hoạt động gì trên social media và hiệu quả của từng chiến dịch như thế nào? – Module CAMPAIGN TRACKING

So sánh các hoạt động truyền thông nổi bật nhất trên social media trong quý 3 và quý 4/2016 của 2 ngân hàng thương mại Sacombank, VPBank có thể thấy cả 2 ngân hàng đều chú trọng nhiều trong việc quảng bá các ưu đãi cho các chủ thẻ, giới thiệu về các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, trong khi các hoạt động quảng bá thương hiệu khác của Sacombank chủ yếu là các chương trình vì cộng đồng thì VPBank lại chọn định vị hình ảnh thương hiệu cao cấp, gắn với những sự kiện âm nhạc đẳng cấp.

Sacombank: Trong quý 3 và quý 4/2016, hoạt động trên social media của ngân hàng Sacombank chủ yếu quảng bá cho các dịch vụ thẻ (thông qua các ưu đãi liên kết với các thương hiệu khác) và quảng bá các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Trong đó, ngân hàng đưa ra 2 chương trình khuyến mãi với giải thưởng hấp dẫn thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng là "Xài thả ga - Trúng Vespa" "Sinh nhật vui Xuân hạnh phúc". Bên cạnh đó, Sacombank cũng có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức các hoạt động vì mục đích tốt đẹp cho xã hội như Học bổng "Ươm mầm cho những ước mơ", Giải việt dã "Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng", viral clip "Lan tỏa hạnh phúc".

VPBank: có thể nói VPBank là một trong những ngân hàng có nhiều chiến dịch truyền thông marketing rầm rộ nhất hiện nay đặc biệt là trên social media. Việc lựa chọn con đường xây dựng thương hiệu ngân hàng khác biệt là dùng âm nhạc chạm đến cảm xúc của cộng đồng, cụ thể là tổ chức các đêm nhạc đẳng cấp diễn ra vào cuối năm 2016 như "Modern Talking - Thomas Anders" và "Như đã dấu yêu - Bằng Kiều & Mỹ Tâm" giúp VPBank thu hút được nhiều sự chú ý trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng bá cho sản phẩm cũng tạo ra lượng thảo luận lớn trên mạng xã hội đặc biệt là các Ưu đãi cho chủ thẻ VPBank và loạt mini game Hành trình tiết kiệm của chàng Vượng để quảng bá dịch vụ gửi tiết kiệm online.

Phân tích ngân hàng Sacombank _chiến-dịch-social-media-của-sacombank-vpbank_6
Phân tích ngân hàng Sacombank _lượng-thảo-luận-chiến-dịch-social-media-sacombank-vpbank1_7

C. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank đã gặp khủng hoảng truyền thông hay tin tức tiêu cực gì trong khoảng thời gian quý 3 và quý 4/2016? – Module CRISIS ALERT

Trong năm qua, Sacombank nhìn chung không gặp phải khủng hoảng truyền thông nào đáng kể. Tuy nhiên, thương hiệu này có vướng phải thông tin tiêu cực về vụ việc nguyên Trưởng phòng PGD Diễn Châu – Sacombank Chi nhánh tỉnh Nghệ An lấy hồ sơ tài sản thế chấp của khách hàng vay 500 triệu.

Tin tức được chia sẻ và thảo luận nhiều trên các trang mạng xã hội và báo điện tử vào tháng 8/2016 và được chia sẻ lại vào tháng 10/2016, tuy nhiên, các thông tin tiêu cực không tạo ra nhiều thảo luận.

Phân tích ngân hàng Sacombank _tình-hình-thảo-luận-tiêu-cực-Sacombank-Nghệ-An1_8

Các phản hồi, ý kiến của người tiêu dùng về vụ việc chủ yếu là trên các trang Facebook về tin tức và các bài viết chia sẻ trên trang các nhân của các người dùng Facebook. Ý kiến của cư dân mạng về vụ việc này đa số là không hài lòng về khâu tuyển dụng và quản lí nhân viên thiếu chặt chẽ của ngân hàng, ngoài ra một số người tiêu dùng khác cũng thể hiện sự e dè với độ an toàn của các dịch vụ ngân hàng hiện nay.

Phân tích ngân hàng Sacombank _thảo-luận-tiêu-cực-sacombank-nghệ-an-social-media_9

D. Các loại nội dung nào tạo tương tác tốt trên social media cho các ngân hàng thời gian gần đây ? - Module INDUSTRY TRENDSPOTTER

Để tối đa hóa mức độ tương tác với khách hàng trên social media và cũng nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ, các ngân hàng ngày nay đang không ngừng xây dựng, phát triển Facebook fanpage như một kênh chính thống và năng động để giao tiếp với khách hàng trên social media. Bài viết sẽ điểm qua một số loại nội dung đang tạo ra tương tác cao cho các Facebook fanpage của các Ngân hàng thương mại trong thời gian quý 3 và quý 4/2016

1. Liên tục cập nhật các chương trình ưu đãi dành cho các chủ thẻ ngân hàng

Việc sử dụng các loại thẻ thanh toán, thẻ tín dụng đang trở thành một xu hướng mua sắm tiêu dùng phổ biến trong khoảng một năm trở lại đây, các ngân hàng không ngừng gia tăng tiện ích cho khách hàng bằng các chương trình ưu đãi liên kết với các nhãn hàng khác cũng như các chương trình khuyến mãi trúng thưởng với phần thưởng hấp dẫn. Thông tin về các chương trình ưu đãi liên tục được cập nhật trên fanpage của ngân hàng đính kèm với những đường dây hotline, trang web cụ thể nhằm cung cấp đầy đủ thông tin đến khách hàng.

Phân tích ngân hàng Sacombank _ưu-đãi-thẻ-social-media-bank_10

2. Mini-game kết hợp với việc tìm hiểu về sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm cùng các đặc tính nổi bật hầu như là một trong những mục tiêu cơ bản nhất của Facebook Fanpage của các thương hiệu không chỉ riêng ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, bài viết của thuần nói về sản phẩm thường không tạo được tương tác cao. Để khắc phục điều này, thương hiệu có thể lồng ghép một cách khéo léo việc giới thiệu sản phẩm trong các loại Mini-game. Một trong những ngân hàng đã áp dụng thành công cách này là ngân hàng VPBank cùng với loạt mini game "Hành trình tiết kiệm của chàng Vượng" được thể hiện bằng nhân vật dễ thương câu chuyện sinh động về việc tìm hiểu cách sử dịch vụ Gửi tiết kiệm trực tuyến của ngân hàng.

Phân tích ngân hàng Sacombank _minigame-sacom_11
Phân tích ngân hàng Sacombank _chàng-vượng-VP_13

3. Tư vấn tài chính, chia sẻ cho khách hàng cách sử dụng dịch vụ đúng cách, an toàn.1

Năm 2016 chứng kiến khá nhiều khủng hoảng truyền thông của các Ngân hàng gây một tác động xấu đến niềm tin của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Một số ngân hàng đã giúp khách hàng yên tâm hơn cũng như cập nhật các kiến thức cần thiết về các giao dịch bằng việc cung cấp các chuyên mục tư vấn trực tuyến hay các bài viết về các bí quyết sử dụng dịch vụ ngân hàng đúng cách và an toàn.

Phân tích ngân hàng Sacombank _tư-vấn-tài-chính_ 12

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

“Seeding” Trên Mạng Xã Hội: Tối Ưu Hiệu Quả Hoạt Động Social Marketing Của Thương Hiệu

Mỗi năm, thị trường chứng kiến sự xuất hiện của vô số chiến dịch quảng cáo mới. Để đảm bảo sự cạnh tranh và thu hút lòng tin từ khách hàng, việc tích hợp seeding trở thành một phần không thể thiếu trong mọi chiến lược social marketing.

Đọc bài viết
right
Tiềm năng kết nối người dùng qua Lễ kỉ niệm của ngành ngân hàng

Thống kê của Buzzmetrics cho thấy, ngân hàng đứng top 5 trong số các ngành hàng có nhiều chiến dịch marketing nhất nửa đầu năm 2023. Mỗi ngân hàng có một thời điểm tổ chức Lễ kỷ niệm khác nhau, và do đó mức độ cạnh tranh dễ chịu hơn so với ngày Tết. Hoạt động tổ chức Lễ kỷ niệm gần đây của một số thương hiệu cũng cho thấy hiệu ứng khá tốt đối với người dùng.

Đọc bài viết
right
Ngành bảo hiểm cần làm gì để lấy lại niềm tin của khách hàng sau khủng hoảng truyền thông

Ngày 07/04/2023, diễn viên Ngọc Lan đăng bài phản ánh mâu thuẫn với dịch vụ bảo hiểm đã mua cách đây ba năm. Đây là sự vụ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất trong ngành bảo hiểm nhân thọ thời gian qua vừa qua. Khám phá báo cáo phân tích mới nhất từ Buzzmetrics

Đọc bài viết
right
Khám phá những khác biệt trong thảo luận mạng xã hội về ngành bảo hiểm nhân thọ

Năm 2022 ghi nhận hơn 30 triệu thảo luận về ngành bảo hiểm nhân thọ, với 94.5% thị phần thảo luận đến từ người dùng, nhân viên tư vấn cùng một số nguồn thảo luận khác.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của khách hàng?

Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng

Đọc bài viết
right
VN-INDEX 1200, thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội thay đổi như thế nào?

Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Đọc bài viết
right
Tìm hiểu xu hướng trẻ hóa nội dung trong ngành ngân hàng

Trải qua một năm 2021 đầy biến động vì dịch bệnh, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự bùng nổ những xu hướng mới. Một xu hướng nổi bật trong khoảng thời gian vừa qua là sự trẻ hóa nội dung nhằm hướng đến Gen-Z - nhóm khách hàng tiềm năng của tương lai.

Đọc bài viết
right
Toàn cảnh ngành Ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào thương hiệu?

Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy biến động vì dịch bệnh, khiến hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, và ngân hàng - một ngành hàng được thảo luận tương đối tích cực trên mạng xã hội, cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, cơ hội và thách thức nào sẽ chờ đợi các ngân hàng?

Đọc bài viết
right
Để không còn mập mờ số liệu báo cáo Campaign Tracking

Social Listening là loại hình nghiên cứu thực hiện bằng cách “lắng nghe” các thảo luận trên các phương tiện truyền thông xã hội. Việc xác định đúng các chỉ số Campaign Tracking ngay từ giai đoạn tiền chiến dịch có ý nghĩa quan trọng, vì sẽ giúp thương hiệu có định hướng rõ ràng cho ý tưởng sáng tạo. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện chiến dịch, việc theo dõi liên tục các chỉ số này giúp điều chỉnh, tối ưu hóa và phân bổ nguồn lực phù hợp.

Đọc bài viết
right
Dấu ấn của COVID-19 trong khủng hoảng truyền thông 2020

Sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội. Không chỉ hành vi người dùng bị thay đổi mà những thương hiệu cũng bị ảnh hưởng. Trong khi nhiều thương hiệu đã tìm được cách thích nghi và sống chung với dịch bệnh, vẫn có một số thương hiệu chưa có sự điều chỉnh chính sách phù hợp và phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Đọc bài viết
right
Thị trường ví điện tử - Công thức thành công và cơ hội tiềm ẩn do người dùng cung cấp

Thị trường ví điện tử đang ngày càng sôi động và loại hình thanh toán này cũng đang dần trở nên quen thuộc với lối sống hiện đại. Trong bài viết lần này, Buzzmetrics sẽ thực hiện nghiên cứu về tình hình ngành hàng qua 100% thảo luận tự nhiên của người tiêu dùng trên social media. Những thương hiệu nào đang được người tiêu dùng quan tâm nhất? Có sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của người dùng từng thương hiệu? Liệu có cơ hội nào có thể khai thác được từ thảo luận người dùng?

Đọc bài viết
right
Social Success Factor - KPI mới cho social media marketing

Thông thường, các thương hiệu sẽ đặt mục tiêu cho các chiến lược marketing trên mạng xã hội bằng các chỉ số chung: Tổng lượng thảo luận, thị phần thảo luận, xu hướng thảo luận hay chỉ số cảm xúc… Rõ ràng, các chỉ số chung này sẽ không phản ánh đầy đủ: “Liệu thương hiệu đang làm tốt hay không làm tốt trên các yếu tố chiến lược” Vì thế, cần thiết các thương hiệu nên có những bộ KPIs riêng để đánh giá và phản ánh chính xác hơn hiệu quả hoạt động Marketing trên mạng xã hội. Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở vững chắc hơn để ra quyết định, định hướng tốt hơn các hoạt động tiếp theo của mình.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Diana qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 23 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Diana trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2016 (01/07/2016 – 31/12/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Lazada qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Lazada một cách toàn diện sức khoẻ thương hiệu trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây từ 01/06/2016 đến 30/11/2016

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: LiF KUN qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ phân tích LIF Kun trên social media, và phân tích ý kiến của người tiêu dùng về thương hiệu này, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: MoMo qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 17 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ thực hiện theo dõi và phân tích phân tích MoMo - ứng dụng tài chính trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/07/2016 đến 31/12/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Circle K qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 13 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Circle K, thương hiệu chuỗi cửa hàng tiện lợi trên social media, trong khoảng thời gian Q2 – Q3/2016 (01/04/2016 – 30/09/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Honda ô tô qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 12 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ Phân tích Honda và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media, trong khoảng thời gian Quý 2 & Quý 3/2016 (01/04/2016 - 30/09/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Wall Street English qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 10 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Bài viết tuần này sẽ theo dõi và phân tích Wall Street English trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Bobby qua góc nhìn social listening

Tã giấy là một mặt hàng quen thuộc cho các bậc cha mẹ có con nhỏ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều thương hiệu tã giấy xuất hiện trên thị trường khiến cho việc lựa chọn thương hiệu nào để dùng cho con trở thành nỗi băn khoăn lớn. Nhằm tạo lòng tin nơi người tiêu dùng cũng như tăng khả năng cạnh tranh, các thương hiệu tã giấy đang ngày càng đẩy mạnh các chương trình quảng bá sản phẩm, đặc biệt là trên social media. Buzzmetricstiếp tục thực hiện bài viết thứ 9 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”, gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện trên social media: Ngân hàng HSBC qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 5 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Tuần này Buzzmetrics sẽ phân tích ngân hàng HSBC và theo dõi sức khỏe thương hiệu của HSBC trên Social media.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Emart qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 7 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu", Bài viết tuần này sẽ Phân tích Emart trên Social Media trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/01/2016 - 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: L’Oréal Paris qua góc nhìn social listening

Cùng Buzzmetrics phân tích L’Oréal Paris, tập trung vào dòng sản phẩm chăm sóc da mặt, trong khoảng thời gian một năm từ sau Tết 2015 đến hết Tết 2016 (tháng 3/2015 - tháng 2/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Dumex qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 4 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Bài viết tuần này sẽ Phân tích Dumex trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Giải pháp theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện nhất trên social media

Giải pháp Always-On Brand Tracker của Buzzmetrics là gói giải pháp toàn diện cho tất cả các nhu cầu trên và hiện tại đang được hơn 200 thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Coca-Cola, Unilever, Samsung, ... sử dụng. Giải pháp này bao gồm 4 modules trọn gói và không phải trả gì thêm với bất kỳ nhu cầu phát sinh nào.

Đọc bài viết
right
7 thương hiệu nổi tiếng trên mạng không ngờ năm 2014

Công cụ lắng nghe mạng xã hội của Buzzmetrics xin góp vui những ngày trước Tết những thống kê thú vị về các thương hiệu trong tâm điểm của social media năm 2014.

Đọc bài viết
right
Làm thế nào để tạo sự liên tưởng đến thương hiệu tài trợ show Truyền hình Thực tế?

Truyền hình thực tế đã và đang làm thay đổi cách vận hành của nền công nghiệp truyền hình. Nó tạo ra một phương thức mới kết hợp giữa truyền hình và quảng cáo, thông qua việc lồng sản phẩm (Product Placement) và tài trợ show.

Đọc bài viết
right
DMCA.com Protection Status