Giờ nào là giờ buồn ngủ nhất?
Cùng Buzzmetrics phân tích “Giờ nào người ta buồn ngủ nhất ?” và “Nguyên nhân tại sao họ cảm thấy như vậy ?”. Khi người ta nói “buồn ngủ” không có nghĩa là họ cần “ngủ” mà có những nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Hiểu được nhu cầu đằng sau lời than thở “buồn ngủ” sẽ là cơ hội cho thương hiệu để cung cấp cho người cái họ thực sự cần.
Với sự xuất hiện của mạng xã hội, người tiêu dùng có xu hướng chia sẻ thường xuyên hơn, chi tiết hơn về từng khoảnh khắc trong cuộc sống để tìm kiếm sự đồng cảm, những người có trạng thái tương tự, để cùng nói về mối quan tâm chung. Số lượng thời điểm nhạy cảm phổ biến trên mạng xã hội ngày càng nhiều như thời điểm chờ lương, áp lực, deadline, giờ nghỉ trưa… hay đơn giản là lúc buồn ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, mất động lực. Tạo cơ hội lớn để thương hiệu thực hiện các chiến dịch Marketing theo thời điểm đặc biệt (Occasion-Based Marketing)Mỗi thời điểm đặc biệt gắn liền với những cảm xúc đặc biệt của thời điểm đó. Cho nên, truyền thông đúng thời điểm, đúng câu chuyện sẽ giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với khách hàng. Bên cạnh đó, thời điểm đặc biệt có tần suất lặp lại cao, có thể lên đến nhiều lần trong 1 ngày. (ví dụ: Thời điểm buồn ngủ). Do đó, các thời điểm này sẽ đặc biệt sẽ rất phù hợp cho những thương hiệu muốn xuất hiện liên tục, trong suốt cả năm, có thể xuất hiện gần như mỗi ngày trong cuộc sống người tiêu dùng. Bài viết sẽ tìm hiểu về một trong những thời điểm rất phổ biến mỗi ngày trong cuộc sống của người tiêu dùng. Cùng Buzzmetrics phân tích “Giờ nào người ta buồn ngủ nhất ?” và “Nguyên nhân tại sao họ cảm thấy như vậy ?”
Người ta than thở buồn ngủ nhiều nhất vào giờ nào?
Trong trường hợp của “Thời điểm đặc biệt” thì câu hỏi khi nào thường rất khó xác định, cần phải có sự chính xác đến từng giờ. Đôi khi, chỉ cần xác định đúng “Khi nào” đã là một lợi thế vượt trội của thương hiệu để nói được mối quan tâm đúng lúc.Mỗi người sẽ có những khung giờ mà mình cảm thấy buồn ngủ, uể oải riêng. Tuy nhiên, khung giờ tiềm năng để thương hiệu chọn đánh vào nên là khung giờ mà nhiều người cùng buồn ngủ nhất và tại đó họ có những nguyên nhân, nhu cầu, mong muốn chung phổ biến. Khi nói đúng được khung giờ này và các insight này, thương hiệu sẽ kết nối được với lượng khách hàng lớn nhất có thể, tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch nhờ Độ liên quan (Relevance) cao.Khi phân tích trên dữ liệu thảo luận người dùng trong năm 2017, có hơn 350.000 status người dùng cập nhật chia sẻ trạng thái buồn ngủ. Đào sâu tìm hiểu trên 350.000 status cho thấy có 3 múi giờ người ta hay than thở buồn ngủ nhất đó là 9h, 14h, 22h. Đây là những khung giờ vàng để thương hiệu chạy nội dung giúp khách hàng xua tan cơn buồn ngủ.
Có sự khác biệt lớn giữa nguyên nhân của việc buồn ngủ vào ban đêm và ban ngày
Thông qua các bài đăng trên mạng xã hội về trạng thái buồn ngủ, khi người ta nói “buồn ngủ” không có nghĩa là họ cần “ngủ” mà có những nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Hiểu được nhu cầu đằng sau lời than thở “buồn ngủ” sẽ là cơ hội cho thương hiệu để cung cấp cho người cái họ thực sự cần.Nguyên nhân thực sự đằng sau những lời than thở “buồn ngủ” vào ban ngày sẽ khác ban đêm:
- Vào ban ngày: đặc biệt là vào 9h, 14h thì nguyên nhân buồn ngủ lớn nhất được chia sẻ trên mạng xã hội là do “Chán”. Đó là khi họ đang trong giờ học, giờ làm, lái xe, tham gia hội thảo, họp… cảm thấy chán nản khi mọi việc diễn ra đều đều. Chờ đợi, không làm gì cũng là những nguyên nhân phổ biến cho “Giờ buồn ngủ” vào ban ngày. Khi rơi vào “Giờ buồn ngủ” ban ngày, nhu cầu của người tiêu dùng là cần có thứ giúp họ “vui”, bừng tỉnh, thoát ra khỏi cảm giác uể oải để quay lại với nhịp sống.
- Vào ban đêm: cao điểm là vào 22h, nguyên nhân được chia sẻ đi kèm những lời than buồn ngủ thường là họ phải học bài/làm việc khuya, đặc biệt là các trường hợp phải chạy deadline hay chuẩn bị thi cử. Vào lúc này, họ phải đối mặt với áp lực phải hoàn thành mà không được nghỉ ngơi. Khi rơi vào “Giờ buồn ngủ” ban đêm, nhu cầu của người tiêu dùng là cần được tiếp thêm “động lực” hoặc thứ giúp họ “tập trung hơn” để vượt qua các áp lực.
Chiến dịch, nội dung của thương hiệu trên social media cần chú trọng chạy đúng khung giờ và giải quyết đúng nhu cầu khác nhau của ban ngày và ban đêm để tăng tính liên quan (relevance) cho nội dung và thu hút khách hàng tốt hơn.
Ứng dụng để đồng hành cùng người tiêu dùng vượt qua khoảnh khắc buồn ngủ
“Giờ buồn ngủ” là một trong những “thời điểm đặc biệt” tiềm năng cho các thương hiệu có thể lựa chọn để tăng tính gắn kết với khách hàng nhờ: Sự phổ biến cao: hơn 350.000 status trong năm 2017Tần suất lặp lại cao: xuất hiện nhiều lần trong ngày, cao điểm vào 9h, 14h và 22hCó những nhu cầu, mong muốn mà từ đó thương hiệu có thể giúp khách hàng giải quyết:
- “Giờ buồn ngủ” ban ngày:- Giúp họ đỡ “chán”: các hoạt động, sản phẩm mang tính giải trí, vui vẻ là lựa chọn tối ưu cho thời điểm này.- Giúp họ lấp đầy những khoảnh khắc “không biết làm gì”: Xây dựng vai trò cho thương hiệu như một người bạn giúp người tiêu dùng “giết thời gian” một cách thú vị cho những khoảnh khắc này.
- “Giờ buồn ngủ” ban đêm:- Giúp họ vượt qua thời điểm “áp lực”: trở thành người bạn đồng hành, giúp họ có “động lực” và “tập trung” để vượt qua thời gian áp lực.
Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Thông tin bài viết