Khám phá 3 sự thật ngầm hiểu về thế hệ Gen Z [Update 2024]

Trong suốt một thời gian dài, thế hệ Millennials đã luôn được thương hiệu xem là lực lượng tiêu dùng chính với sức mua lớn và không ngừng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, thế hệ tiêu dùng này đang có dấu hiệu bị đuổi kịp bởi một thế hệ hoàn toàn mới: Gen Z. Theo Nielsen, ước tính đến năm 2025 tại Việt Nam, Gen Z sẽ sớm đạt 15 triệu người và chiếm 30% lực lượng tiêu dùng.

Dù vậy ở hiện tại, thương hiệu vẫn hướng sự quan tâm nhiều hơn cho Millennials và chưa có nhiều nghiên cứu về thế hệ Gen Z. Khi nhắc đến Gen Z, thương hiệu vẫn chưa có một hình dung rõ ràng mà thường gắn liền đến những keyword trẻ, sáng tạo và năng nổ trên mạng xã hội. Trong khi đó, những biểu hiện của Gen Z trên mạng xã hội đang có sự khác biệt với cách thương hiệu hình dung về thế hệ này. Vậy, Gen Z thực ra là một thế hệ như thế nào? Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Gen Z là gì? 

Nhóm độ tuổi trung bình được xếp vào thế hệ Gen Z ở mỗi quốc gia là không giống nhau, tuy nhiên đa số cùng chung quan điểm rằng đây là thế hệ người trẻ có năm sinh từ 1997 đến 2012. Khác với những người trẻ thuộc Gen X và thậm chí cả Gen Y, những người trẻ thuộc Gen Z đã bắt đầu được tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số từ khi còn nhỏ, cảm thấy quen thuộc với Internet và các phương tiện truyền thông xã hội và đa số sử dụng thành thạo các thiết bị thông minh trước cả khi biết đọc, biết viết.  Vậy nên thế hệ này còn được gọi bằng những cái tên khác: iGeneration, Generation, Homeland, Net Gen, Neo-Digital Natives, Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Later – Millennials, Gen Wii, Zoomers, Gen-Tech,...        

Gen Z là nhóm khách hàng chủ lực của tương lai 

Khi nhắc đến Gen Z, chúng ta thường nghĩ đến nhóm người trẻ, còn trong độ tuổi đi học và chưa tự chủ tài chính, dẫn đến sức mua hạn chế và chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của phụ huynh chứ chưa phải là người đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên trên thực tế, Gen Z đời đầu hiện đã trong độ tuổi từ 24 đến 27. Họ đã đi làm, có khả năng tài chính, và thậm chí một số đã lập gia đình và có con.

Theo nghiên cứu của McKinsey, Gen Z hiện chiếm 40% tổng số người tiêu dùng toàn cầu. Bên cạnh đó, nghiên cứu “Thế hệ Z – người tiêu dùng tương lai” của Nielsen cho thấy hơn 70% Gen Z tham gia khảo sát cho biết họ có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định mua sắm và sinh hoạt của gia đình, bao gồm các hoạt động ngoài trời, giải trí, đồ gia dụng, quần áo, thực phẩm và đồ uống.

Những con số này cho thấy Gen Z là thế hệ tiêu dùng tiềm năng với sức mua ngày càng lớn. Do đó, các thương hiệu trên toàn cầu đều nhận ra rằng đây là nhóm đối tượng không thể bỏ qua. Báo cáo từ The Influencer Marketing Factory chỉ ra rằng 97% Gen Z thừa nhận mạng xã hội đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm của họ. Ngoài ra, một báo cáo khác từ Statista cho thấy 54% Gen Z đánh giá mạng xã hội là nền tảng giúp họ khám phá sản phẩm mới tốt hơn so với các hình thức tìm kiếm trực tuyến.

Với những thông tin này, có thể thấy rằng để tiếp cận Gen Z hiệu quả, các thương hiệu cần phải hiểu rõ hành vi tiêu dùng của nhóm này trên mạng xã hội.

Giải mã hành vi sử dụng mạng xã hội của gen Z 

Fact #1: Gen Z thích đi tương tác hơn là tự chia sẻ quan điểm trên mạng xã hội 

Môi trường công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của thế hệ Gen Z. Chính vì mối quan hệ mật thiết giữa Gen Z và thế giới ảo mà các thương hiệu thường hay nhìn nhận Gen Z như những người kiến tạo nội dung trên mạng xã hội, thông qua việc chủ động trình bày một quan điểm hay một đánh giá trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, theo quan sát của Buzzmetrics, thế hệ Gen Z thường là những người tương tác với nội dung nhiều hơn là kiến tạo. Họ thích tương tác với bài viết của người khác (bằng cách thả like/ comment/ share) hơn là tự tạo ra bài viết. Nếu họ có đăng bài thì thường là những tấm hình selfie với caption đơn giản. “Gen Z quan tâm điều gì?” hay  “Họ có lối sống như thế nào?” là những câu hỏi khó trả lời nếu chỉ thông qua trang cá nhân. Trái ngược với Gen Z, các thế hệ trước như GenX hay một phần nào đó là Millennials thuộc nhóm những người sẵn lòng tạo nội dung, viết bài nêu lên ý kiến (về gia đình, về xã hội, về phong cách sống,..) hoặc cập nhật những hoạt động thường nhật (đi du lịch, đi chơi, đi mua sắm). Các mối quan tâm và lối sống của họ thường được phản ánh cụ thể qua trang cá nhân. Đây là một điểm tương đối thú vị vì các thế hệ trước Gen Z thường được ví như là những người nhập cư số (Digital Immigrants). Họ lớn lên trong giai đoạn chưa có mạng xã hội và thường được cho là lạ lẫm với mạng xã hội, nhưng cách họ thể hiện trên mạng xã hội lại tương đối cởi mở hơn so với Gen Z. Do đó, để nắm bắt được Gen Z, thương hiệu cần phải phát hiện được những nơi mà nhóm người dùng này thực sự thuộc về. 

Câu hỏi đặt ra:

  • Gen Z còn có những khác biệt nào so với thế hệ trước?
  • Nếu không tìm thấy Gen Z ở trang cá nhân, thương hiệu có thể tìm thấy Gen Z ở đâu?

Đăng ký đặt mua báo cáo về Gen Z tại đây.

Fact #2: Gen Z thích chia sẻ quan điểm trên page cộng đồng thay vì trên trang cá nhân

Gen Z là một thế hệ trẻ, quen thuộc với môi trường công nghệ từ khi còn nhỏ và còn góp phần mở rộng từ điển người dùng mạng xã hội. Chúng ta thường hay bắt gặp những bình luận có chứa cụm từ “dảk dảk” hay “bủh bủh”, vốn là dấu ấn ngôn ngữ của Gen Z. Điều này khiến chúng ta hình dung bất kì địa điểm nào của mạng xã hội cũng là nơi để Gen Z thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu từ Buzzmetrics, chúng ta có thể thấy: Nhóm người dùng này ít khi tiết lộ về cuộc sống bản thân ngoài những tấm ảnh tự chụp đi kèm caption ngắn gọn. Nói cách khác, dấu ấn của Gen Z ở trang cá nhân là tương đối mờ nhạt, và do đó sẽ không chính xác nếu mô tả như Gen Z luôn tích cực góp mặt khắp mọi nơi trên mạng xã hội. Vậy, đâu là chỗ ở thực sự của Gen Z trên mạng xã hội?

Theo nghiên cứu thảo luận mạng xã hội của Buzzmetrics cho thấy Gen Z ít chia sẻ và thảo luận công khai trên các trang cá nhân của mình mà thường tập trung vào các kênh có tính cộng đồng cao hơn như fanpage, cụ thể: 

  • Fanpage là nơi thảo luận chính của Gen Z: Có đến 86.8% các cuộc thảo luận của Gen Z diễn ra trên fanpage, đặc biệt là các trang fanpage liên quan đến giải trí. Điều này cho thấy fanpage là nền tảng chính thu hút sự tham gia của Gen Z, nơi họ cảm thấy thoải mái chia sẻ ý kiến và tương tác với nội dung. Về tính chất các cuộc thảo luận, đa số các cuộc thảo luận của Gen Z trên các fanpage liên quan đến nội dung giải trí. Ví dụ, sự kiện "BLACKPINK Born Pink World Tour in Hanoi" đã cho thấy sự quan tâm rất lớn của Gen Z khi thu hút tới  145.000 bình luận. 
  • 12.1% các cuộc thảo luận của Gen Z diễn ra trong các nhóm trên mạng xã hội. Mặc dù không phổ biến như fanpage, nhưng các nhóm vẫn là một không gian quan trọng kết nối gen Z có cùng mối quan tâm cho một chủ đề cụ thể. 
  • Chỉ có 1.1% các cuộc thảo luận của Gen Z diễn ra trên trang cá nhân. Điều này cho thấy trang cá nhân không phải là nơi chính để Gen Z chia sẻ và thảo luận các vấn đề với cộng đồng rộng lớn, mà chỉ giới hạn trong mối quan hệ gần gũi.

Fact #3: Đâu là top chủ đề mà Gen Z quan tâm nhất? 

Đặc điểm thảo luận của Gen Z ở các trang cộng đồng khác so với những gì được biểu lộ ở trang cá nhân. Khi so với các thế hệ trước, thế hệ Gen Z được truyền thông ví như một thế hệ bí ẩn. Không chỉ vì Gen Z là một thế hệ mới chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà còn vì các mối quan tâm của Gen Z chỉ có thể được xác định thông qua việc truy dấu thảo luận trong các kênh cộng đồng. Có những chủ đề được xem là “độc quyền” của Gen Z, tiêu biểu là chủ đề về trường học, kỳ thi. Trong đó, nội dung về "may mắn" trong thi cử là cơ hội cho thương hiệu để khai thác sâu hơn. 

Trong bối cảnh lo lắng và áp lực từ kỳ thi, yếu tố may mắn thường được học sinh Gen Z coi trọng, đôi khi thậm chí là một nguồn động viên tinh thần quan trọng. Thương hiệu có thể tận dụng chủ đề này bằng cách tạo tuyến nội dung mang tính tâm linh như "share muỗng để đạt điểm cao" để kéo tương tác. 

Ngoài chủ đề về trường học, tình yêu và bóng đá cũng là những chủ đề được gen Z đặc biệt quan tâm. 

  • Thể thao, bóng đá: Các nội dung liên quan đến dự đoán kết quả trận đấu và cập nhật diễn biến trận đấu là những nội dung mà Gen Z tương tác nhiều nhất. Điều này cho thấy rằng họ không chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà còn thích tham gia vào quá trình dự đoán và theo dõi từng diễn biến của trận đấu.

Đọc thêm: Euro 2024 qua lăng kính Social Listening

  • Tình yêu luôn là một phần không thể thiếu trong các nội dung mà Gen Z tương tác. Phần lớn các nội dung liên quan đến tình yêu mà Gen Z yêu thích đều mang tính châm biếm hoặc "troll", liên quan đến việc hướng dẫn, gợi ý hoặc đưa ra các mẹo nhỏ để có thể tìm được người yêu. 

Câu hỏi đặt ra:

  • Ngoài trường học, tình yêu, thể thao và bóng đá, Gen Z còn những mối quan tâm nào đặc biệt không?
  • Nếu cùng một mối quan tâm thì giữa Gen Z và các thế hệ trước có gì khác nhau?

Đăng ký đặt mua báo cáo về Gen Z tại đây.

→ Xem thêm: Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?

Fact #4: Đâu là khung thời gian gen Z năng nổ nhất trên mạng xã hội? 

Hiểu rõ khung giờ hoạt động mạnh mẽ nhất của Gen Z trên mạng xã hội giúp các thương hiệu tối ưu hóa thời gian đăng bài, chạy quảng cáo hoặc tổ chức các sự kiện trực tuyến để tiếp cận đối tượng này hiệu quả nhất:

  • Buổi tối muộn (20 – 22 giờ): Đây là khoảng thời gian mà Gen Z thường kết thúc các hoạt động trong ngày, như công việc hoặc học tập, và dành thời gian để giải trí hoặc tương tác trên mạng xã hội. Khung giờ này phù hợp cho các nội dung giải trí, trò chuyện với bạn bè, hoặc cập nhật những thông tin mới từ cộng đồng mạng.
  • Buổi trưa (10 – 12 giờ): Trong khoảng thời gian này, Gen Z thường có khoảng nghỉ ngơi ngắn giữa các hoạt động buổi sáng và buổi chiều. Đây là thời điểm họ có thể check mạng xã hội, đọc tin tức, hoặc tham gia các hoạt động trực tuyến nhanh chóng trước khi quay lại với công việc hoặc học tập.
  • Cuối tuần: Cuối tuần là khoảng thời gian mà Gen Z có nhiều thời gian rảnh hơn, không bị gò bó bởi các lịch trình hàng ngày như đi học hoặc làm việc. Điều này cho phép họ dành nhiều thời gian hơn để lướt mạng xã hội, tương tác với nội dung, tham gia các cuộc thảo luận hoặc theo dõi các xu hướng mới nhất. 

Những lưu ý giúp thương hiệu tiếp cận với gen Z hiệu quả hơn trên social media (Update 2024)?  

Để nắm bắt cơ hội và thúc đẩy doanh số từ Gen Z, thương hiệu cần phải hiểu rõ hành vi của nhóm này trên mạng xã hội. Bằng cách chọn đúng thời điểm và tạo ra những nội dung và sản phẩm phản ánh chính xác những gì Gen Z mong muốn, các chiến dịch marketing sẽ đạt hiệu quả cao hơn, từ đó mang lại sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp. 

  • Chọn đúng khung giờ vàng để đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi: Để đạt được hiệu quả cao nhất, hãy nhắm đến những khung giờ mà Gen Z hoạt động mạnh như buổi tối (20:00 – 22:00), giữa trưa (10:00 – 12:00) và cuối tuần. Đây là thời điểm mà Gen Z dễ tiếp thu thông tin, vì vậy hãy tung ra các chiến dịch quảng bá, khuyến mại hoặc giới thiệu sản phẩm vào những khoảng thời gian này để tận dụng tối đa lưu lượng truy cập. Ví dụ, Fuji Spa Center thường tung ra ưu đãi 10% từ 10h đến 12h, hướng đến dân văn phòng ghé qua spa giải căng thẳng vào giờ nghỉ trưa.  

Khai thác đúng các chủ đề liên quan: Hiểu và khai thác chủ đề mà Gen Z quan tâm nhất sẽ giúp thương hiệu dễ tạo ra nội dung viral và tăng khả năng lan truyền trên mạng xã hội. Nhắc đến nội dung giải trí thì không thể không nhắc đến chiến lược content của Gimbap 178 Minh Cầu. Khi cả ngành F&B chỉ đua nhau đăng ảnh về đồ ăn thì Gimbap 178 Minh Cầu lại hoàn toàn bỏ qua tuyến nội dung ấy mà tập trung vào meme contents - những nội dung ngắn, hài hước và không đậm tính chất thương mại. Các bài đăng của Gimbap 178 Minh Cầu vẫn xoay quanh câu chuyện đồ ăn nhưng được khai thác dưới những góc nhìn hài hước, thậm chí có phần lạ lùng thu hút nhóm gen Z. Thương hiệu cũng hay đăng vào khung giờ cố định là 5h chiều. Việc đăng "meme" đều đặn hình thành thói quen "check-in" (kiểm tra) trên mạng xã hội của Gen Z vào thời điểm đó, tăng cường tần suất tương tác với thương hiệu.

Liên hệ ngay đội ngũ tư vấn Buzzmetrics để nhận ngay báo cáo mới nhất giúp marketers giải đáp những câu hỏi cũng như tiết lộ insight của gen Z trên mạng xã hội để giúp thương hiệu có những chiến lược truyền thông đúng đắn.

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Tổng Hợp Chủ Đề Thảo Luận Giáng Sinh 2023: Cách Mạng Xã Hội “Tạo Nên” Mùa Lễ

Giáng sinh không chỉ là dịp kỷ niệm tôn giáo quan trọng, mà còn là thời điểm mọi người tận hưởng niềm vui bên gia đình và bạn bè. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội tuyệt vời để kích thích tiêu dùng thông qua chiến lược truyền thông sáng tạo.

Đọc bài viết
right
Gen Alpha - Thế hệ người tiêu dùng tương lai có gì khác biệt?

Gen Alpha được dự đoán sẽ sớm trở thành nhóm tiêu dùng chủ chốt, mang đến nhiều thay đổi cho nền kinh tế của nền kinh tế và là nhóm đối tượng mục tiêu đầy triển vọng của các thương hiệu

Đọc bài viết
right
Tìm hiểu xu hướng trẻ hóa nội dung trong ngành ngân hàng

Trải qua một năm 2021 đầy biến động vì dịch bệnh, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự bùng nổ những xu hướng mới. Một xu hướng nổi bật trong khoảng thời gian vừa qua là sự trẻ hóa nội dung nhằm hướng đến Gen-Z - nhóm khách hàng tiềm năng của tương lai.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?

TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.

Đọc bài viết
right
Khám phá thay đổi của người dùng trong Tết Nguyên Đán 2021

Theo báo cáo của Buzzmetrics về Tết 2020, dịch bệnh COVID-19 không chỉ khiến Tết 2020 trở thành cái Tết Nguyên Đán dài nhất lịch sử mà phần nào đó đã thay đổi cách người dùng tiếp cận dịp đặc biệt này. Sang năm 2021, tác động của dịch bệnh ngày càng rõ nét hơn, không chỉ dừng lại ở một số hoạt động của người dùng mà đã bao gồm các chủ đề lớn của ngày Tết.

Đọc bài viết
right
Tận dụng dữ liệu Social Listening cho Syndicated Research

Hiện nay, việc tiến hành nghiên cứu thị trường không chỉ là câu chuyện phát phiếu khảo sát hay phỏng vấn trực tiếp. Mạng xã hội ra đời, tiếp theo đó là các công cụ thu thập thảo luận mạng xã hội (tiêu biểu như Social Listening) đã đem lại một môi trường nghiên cứu linh hoạt hơn, đặc biệt là với các đề tài Syndicated Research. Câu hỏi đặt ra là: Sử dụng dữ liệu Social Listening để tạo ra các Syndicated Research như thế nào?

Đọc bài viết
right
3 điều nên biết về phụ nữ Millennials trên mạng xã hội

Millennials, đặc biệt là phụ nữ, từ lâu đã là nhóm khách hàng quen thuộc của nhiều thương hiệu và được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, “khách hàng quen thuộc” có đi cùng với dễ hiểu và dễ nắm bắt? Qua quan sát của Buzzmetrics về trên mạng xã hội, phụ nữ Millennials là nhóm người dùng đặc biệt phức tạp. Mối quan tâm và các khó khăn của họ không cố định mà luôn có sự thay đổi tại những thời điểm quan trọng của cuộc sống. Vì vậy, khi tìm hiểu phụ nữ Millennials, thương hiệu cần lưu ý điều gì?

Đọc bài viết
right
Syndicated Research là gì?

Nghiên cứu thị trường, một công đoạn không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào, được chia thành 2 loại hình chính: Syndicated Research và Custom Research. Trong đó, Syndicated Research đặc biệt quan trọng với các thương hiệu mới bước chân vào ngành hàng. Vậy thì Syndicated Research là gì?

Đọc bài viết
right
OBM Syndicated Report: Phân tích thảo luận về Tết 2020 và cơ hội cho Tết 2021

Tết 2020 được xem là cái Tết đặc biệt nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua. Nhiều sự kiện nóng xuất hiện làm ảnh hưởng đến hầu hết các chủ đề thảo luận của Tết. Đầu năm 2020, chính phủ đưa ra mức phạt mới về sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Cũng vào thời gian này, thịt heo tăng giá tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các thảo luận về nấu ăn & chi tiêu Tết. Vào những ngày cận Tết, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Những sự kiện xảy ra liên tiếp đã tác động không nhỏ tới đời sống người dùng và khiến Tết 2020 trở thành một cái Tết dài nhất lịch sử. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của COVID-19, dự đoán nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Tết 2021.

Đọc bài viết
right
Work From Home - Thái độ của người tiêu dùng và cơ hội cho thương hiệu

Đừng nghĩ rằng, Work From Home giữa mùa dịch chỉ là câu chuyện về sự tập trung và năng suất làm việc. Work From Home với người dùng còn là câu chuyện đi tìm sự cảm hứng trong cuộc sống thông qua các hoạt động thư giãn.

Đọc bài viết
right
Vì sao Valentine 2019 trở thành Ngày Gia đình?

Valentine 2019 - không còn là ngày của chỉ những cặp đôi đang yêu. Điều gì đang xảy ra? Và thương hiệu nào sẽ bị ảnh hưởng? Cơ hội nào đang mở ra và nguy cơ nào sẽ đến? Mạng xã hội đang thay đổi, và Valentine củng đang thay đổi. Có lẽ nào, Valentine đã trở thành 1 ngày rất khác, so với Valentine bạn từng biết?

Đọc bài viết
right
Toàn cảnh về dịp Tết Nguyên Đán trên mạng xã hội

Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Việt. Trên mạng xã hội, Tết thu hút một lượng tương tác lớn với đa dạng các chủ đề. Có thể nói, Tết là cơ hội không thể bỏ qua để thương hiệu kết nối với nhóm người tiêu dùng tiềm năng.

Đọc bài viết
right
Cơ hội Mùa Vu lan dưới góc nhìn của marketer

Mùa Vu lan báo hiếu là một trong những dịp lễ chính của Phật giáo trong năm. So sánh các dịp gia đình, dịp này có lượng thảo luận cao (5.3 triệu buzz) trong năm 2018, chỉ đứng sau Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10). Sự tăng trưởng của Vu lan đến từ nhu cầu chia sẻ/ quan tâm của người tiêu dùng nên được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Vu lan đặc biệt hơn những dịp khác vì là mùa lễ có nguồn gốc từ tôn giáo và kéo dài trong 1 -1.5 tháng. Chính vì vậy, không phải thương hiệu nào cũng biết tận dụng dịp này cho Occasion-based marketing của mình vì tính chất đặc biệt của dịp. Vu lan có sự cạnh tranh thấp, vẫn còn nhiều khoảng trống cho thương hiệu lựa chọn và tận dụng dịp này.

Đọc bài viết
right
Ngày của mẹ 2019 - Ai là người dẫn đầu cuộc chiến?

Năm 2019, Ngày của mẹ thực sự trở thành 1 cuộc chiến với sự tham gia của hơn 246 thương hiệu, gấp 2 lần số lượng thương hiệu tham gia vào Ngày của mẹ năm 2018. Số buzz trung bình do mỗi thương hiệu tạo ra tăng 20% so với 2018. Vậy thương hiệu nào đang dẫn đầu cuộc chiến? Và công thức thành công của thương hiệu đó là gì?

Đọc bài viết
right
Thảo luận về "Ngày phụ nữ" - Cơ hội và thách thức cho thương hiệu

Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.

Đọc bài viết
right
Ngày của cha: Dịp đặc biệt mới nổi hay tiềm năng chưa được khai thác?

"Một năm có 3-4 ngày dành cho mẹ nhưng chỉ có 1 ngày của cha." Là dịp duy nhất dành cho cha trong năm, Ngày của cha đã đáp ứng được nhu cầu bày tỏ tình cảm của người tiêu dùng dành cho họ. Làm thế nào để thương hiệu tận dụng được tiềm năng của ngày?

Đọc bài viết
right
Những câu chuyện vào "Dịp cuối năm học" và Cơ hội cho thương hiệu 2018

Các dịp đặc biệt đều sẽ thay đổi qua từng năm, và dịp cuối năm học cũng không ngoại lệ, đặc biệt hơn khi đối tượng chính của dịp này (học sinh) là thế hệ gen Z, thì sự thay đổi vào dịp này sẽ càng diễn ra nhanh chóng hơn nữa. Vậy dịp này vào năm 2018, có gì mới và có gì khác biệt so với 2017?

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu ngành hàng bia - Phần 2: Hành trình khách hàng biểu hiện trên mạng xã hội như thế nào?

Xem thêm: Phần 1: Nghiên cứu ngành hàng bia - Thấu hiểu về các dịp uống bia cùng social data

Đọc bài viết
right
Khám phá thời điểm "Khủng hoảng cuối hè" cùng social data

Hàng loạt thương hiệu đang chạy các hoạt động Back-to-school nhưng có một điều thú vị về thời điểm này dưới góc nhìn của giới trẻ: Đây không chỉ là mùa Back-to-school mà còn là cơ-hội-cuối-cùng-làm-gì-đó cho mùa hè của mình - hay còn gọi là mùa Khủng hoảng cuối hè. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu đặc biệt là các ngành hàng du lịch, hỗ trợ giảm cân trong việc giúp người trẻ “cứu vớt” mùa hè của họ.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu ngành hàng bia - Phần 1: Thấu hiểu về các dịp uống bia cùng social data

Ngành hàng bia là một trong những ngành hàng rất thú vị khi nghiên cứu thảo luận trên mạng xã hội. Bởi vì hiếm có ngành hàng nào mà khoảnh khắc sử dụng sản phẩm - dịp uống bia lại được người tiêu dùng chủ động chia sẻ tự nhiên như 1 phần đời sống tinh thần như vậy. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích vào Dịp uống bia, một trong những góc nhìn thực tế, gần gũi với cuộc sống của người dùng nhất thông qua thảo luận tự nhiên của người dùng mạng xã hội (consumer voice).

Đọc bài viết
right
Giờ nào là giờ buồn ngủ nhất?

Cùng Buzzmetrics phân tích “Giờ nào người ta buồn ngủ nhất ?” và “Nguyên nhân tại sao họ cảm thấy như vậy ?”. Khi người ta nói “buồn ngủ” không có nghĩa là họ cần “ngủ” mà có những nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Hiểu được nhu cầu đằng sau lời than thở “buồn ngủ” sẽ là cơ hội cho thương hiệu để cung cấp cho người cái họ thực sự cần.

Đọc bài viết
right
Khám phá 3 cơ hội từ social data cho chiến dịch Marketing mùa hè

Dịp nghỉ Hè là dịp cao điểm thứ hai trong năm cho các thương hiệu thực hiện chiến lược Marketing theo thời điểm (Occasion-Based Marketing), đứng sau Tết. Theo thống kê của Buzzmetrics, vào dịp nghỉ hè năm 2017, có hơn 40 chiến dịch marketing mùa hè trên social media.

Đọc bài viết
right
Cách tận dùng mùa cao điểm Bóng đá cho chiến dịch Marketing

Với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới - World Cup,  tháng 6 & tháng 7 rất có khả năng sẽ trở thành Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.

Đọc bài viết
right
18 thương hiệu và Compliment Challenge: Bài học marketing từ việc tận dụng trào lưu ngắn hạn

Cùng Buzzmetrics tìm hiểu một trào lưu mạng xã hội được 18 thương hiệu ưu ái áp dụng gần đây - #complimentchallenge, cùng trả lời các câu hỏi Yếu tố làm nên sức hút của nó? Các thương hiệu đã tận dụng nó thế nào? Những thương hiệu nào làm tốt nhất?

Đọc bài viết
right
Social Slang – Hệ ngôn ngữ thời thượng dành cho social media marketing

Social Slang chính là một cách để các thương hiệu có thể tiếp cận được đến các phân khúc khách hàng thuộc thế hệ Z (sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000). Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu về Social Slang nhé.

Đọc bài viết
right
Thảo luận cuối năm học - cơ hội cho thương hiệu

Cuối năm học luôn là một trong những thời điểm đặc biệt quan trong đối với học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp sắp chia tay trường lớp và phải đối mặt với kì thi chuyển cấp thử thách. Việc sử dụng chủ đề thảo luận cuối năm học là cơ hội cho các thương hiệu thực hiện các chiến dịch Occasion-Based Marketing của mình

Đọc bài viết
right
Hiểu về “Gái ế” qua phân tích social media

" Gái ế " đang thực sự chia sẽ điều gì về họ trên mạng xã hội, hãy cùng Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề này dựa trên thảo luận trên social media trong 6 tháng gần đây (1/10/2016 - 31/3/2017).

Đọc bài viết
right
Thảo luận về Du lịch của giới trẻ qua phân tích trên social media

Du lịch là một trong những hoạt động được giới trẻ yêu thích và đồng thời là một chủ đề hot nhất trên social media từ đầu năm đến nay do sự phát triển của xu hướng viết review (địa điểm du lịch, bí quyết du lịch,...) trên mạng xã hội. Để hiểu rõ hơn về xu hướng đi du lịch của giới trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề Du lịch được thảo luận bởi nhóm đối tượng này trên social media nhằm tìm ra những sở thích và nhu cầu cụ thể của giới trẻ khi đi du lịch.

Đọc bài viết
right
[INFOGRAPHIC] Nam giới nói gì về Chăm sóc da trên social media?

Theo thống kê của Buzzmetrics Social Listening trong quý 4/2015 thì có hơn 100,000 thảo luận về Chăm sóc da cho nam giới được tạo ra trên social media, trong đó khoảng 30% là thảo luận có chứa ý kiến thật sự của người tiêu dùng, còn lại là các bài đăng tạo bởi thương hiệu, các bài viết mua bán.

Đọc bài viết
right
DMCA.com Protection Status