E-commerce Audit

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
Ecommerce Audit và Retail Audit liên hệ với nhau như thế nào?

Retail Audit là một công cụ nghiên cứu khá quen thuộc với các thương hiệu, được sử dụng để đo lường hiệu quả bán hàng trong môi trường bán lẻ. Tuy nhiên, Retail Audit chủ yếu tập trung đo lường tình hình hoạt động của các nhãn hàng trên kênh truyền thống và hiện đại. Hiện nay, theo xu hướng tất yếu cũng như được sự hỗ trợ bởi nhu cầu Go-online được thúc đẩy bởi COVID-19 và giãn cách xã hội,  hoạt động mua sắm online ngày càng đóng vai trò quan trọng & chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là một số ngành hàng như: thời trang, làm đẹp, điện tử, chăm sóc mẹ và bé… Vì thế, Ecommerce Audit sẽ giúp hoàn thiện bức tranh mua bán của toàn ngành hàng trên cả kênh offline và online.

Retail Audit là một công cụ nghiên cứu khá quen thuộc với các thương hiệu, được sử dụng để đo lường hiệu quả bán hàng trong môi trường bán lẻ. Tuy nhiên, Retail Audit chủ yếu tập trung đo lường tình hình hoạt động của các nhãn hàng trên kênh truyền thống và hiện đại. Hiện nay, theo xu hướng tất yếu cũng như được sự hỗ trợ bởi nhu cầu Go-online được thúc đẩy bởi COVID-19 và giãn cách xã hội,  hoạt động mua sắm online ngày càng đóng vai trò quan trọng & chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là một số ngành hàng như: thời trang, làm đẹp, điện tử, chăm sóc mẹ và bé… Vì thế, Ecommerce Audit sẽ giúp hoàn thiện bức tranh mua bán của toàn ngành hàng trên cả kênh offline và online.

Ecommerce Audit là công cụ nghiên cứu đặc biệt, được ra đời sau Retail Audit, giúp thương hiệu theo dõi tình hình mua bán chỉ trên các kênh online, đặc biệt là Ecommerce. Mặc dù phục vụ cùng mục đích nhưng vì tính chất đặc biệt của hoạt động mua sắm online, mà Ecommerce Audit có một số điểm giống & khác với Retail Audit truyền thống. Trong chuyên mục này, cùng Buzzmetrics tìm hiểu sự giống & khác của Ecommerce Audit và Retail Audit nhé.

ecommerce audit

1. Retail audit và E Commerce Audit có những nét tương đồng nào?

a. Retail Audit và E-commerce Audit giống nhau về ý nghĩa và mục đích nghiên cứu

Dù là Retail Audit hay Ecommerce Audit đểu ra đời nhằm giúp thương hiệu trả lời câu hỏi lớn “Người bán bán gì”, bằng cách cung cấp thông tin về hoạt động bán hàng như: giá cả, doanh số, phân phối, tồn kho của các thương hiệu trong ngành hàng. Từ đó, 2 phương pháp này đều giúp thương hiệu xác định được mức độ thành công của mình trong môi trường bán lẻ

b. Retail Audit và E-commerce Audit có nhiều chỉ số (metrics) tương đồng

Vì giống nhau về mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu nên cả 2 đều có nhiều chỉ số tương đồng như:

  • Nhóm chỉ số về doanh số thị phần: Item Sold (volume unit) & GMV (value), volume & value (%) share
  • Nhóm chỉ số về giá: average price, selling price
  • Nhóm chỉ số về tồn kho: stock availability

2. Vậy retail audit và E-commerce audit khác nhau điểm nào?

a. Retail Audit và E-commerce audit khác nhau về môi trường khảo sát

Cùng nghiên cứu tình hình bán lẻ nhưng Retail Audit sẽ khảo sát tại các điểm bán trực tiếp, trong đó bao gồm: siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa, cửa hàng (kênh MT & GT). Trong khi đó, Ecommerce Audit sẽ nghiên cứu các cửa hàng (online shop) trong môi trường thương mại điện tử, bao gồm các sàn, các cửa hàng bán hàng chính hãng và không chính hãng. Khác biệt về môi trường khảo sát là khác biệt cơ bản giữa Retail Audit và ECA, và sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác như chỉ số đo lường và cách thức thu thập dữ liệu.

b. Retail Audit và E-commerce Audit khác nhau về phạm vi khảo sát

Với Retail Audit, việc khảo sát tình hình của tất cả các địa điểm bán lẻ là câu chuyện không khả thi. Do đó, Retail Audit tập trung vào thiết kế mẫu đại diện. Trước tiên, Retail Retail Audit sẽ thu thập thông tin về số lượng cửa tiệm, doanh thu của các loại hình cửa tiệm khác nhau trên thị trường. Từ đó, chọn ra các cửa hàng mẫu, có tính đại diện cho thị trường để thu thập dữ liệu trước khi phóng số.Trong khi đó, Ecommerce Audit dựa trên công nghệ của social listening & AI để thu thập lượng dữ liệu lớn bao phủ thị trường, qua đó cung cấp cho thương hiệu cái nhìn toàn cảnh về tình hình bán lẻ trên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, do không khảo sát trực tiếp, Ecommerce Audit sẽ không có được các thông tin chuyên sâu về tình trạng sản phẩm (chất lượng, vị trí trên kệ bán, hàng tồn kho,...)

c. Retail Audit và E-commerce Audit khác nhau về thời gian nghiên cứu

Phạm vị đo lường của E-commerce Audit là các cửa hàng trực tuyến. Khi một giao dịch xảy ra hay một cửa hàng trực tuyến cập nhật thông tin bán hàng thì thông tin đó sẽ được cập nhật tự động vào kho dữ liệu của ECA. Như vậy, dữ liệu của ECA sẽ thu thập liên tục gần như luôn có sẵn. Điều này giúp các báo cáo ECA có thể được thực hiện với tần suất cao, qua đó giúp thương hiệu đưa ra các điều chỉnh kịp thời với tình hình thực tế. Ngược lại, do việc nghiên cứu trong Retail Audit phải thực hiện tại điểm bán, nên dữ liệu sẽ được thu thập theo từng tháng. Vì cần thời gian cho việc on-field và theo dõi nên muốn dữ liệu của tất cả điểm bán được thu thập vào cùng 1 lúc là điều bất khả thi. Vì vậy, báo cáo Retail Audit sẽ thực hiện theo tháng tuy nhiên vẫn có độ trễ nhất định so với thời gian thực tế.

ecommerce audit 2

3. Tạm kết

Cả Retail Audit và E-Commerce Audit đều là các công cụ đắc lực để xác định hiệu quả hoạt động truyền thông nói chung và nỗ lực của các hoạt động thúc đẩy doanh số nói riêng. Với cả Retail Audit và E-commerce Audit, tin rằng Marketer sẽ có các thông tin toàn diện và đầy đủ nhất cho chiến lược bán hàng từ Online tới Offline, hiện thực hóa được mục tiêu doanh số và thị phần.

Đọc bài viết
right
Ecommerce Audit (ECA) là gì?

E-commerce Audit - hay còn gọi là Nghiên cứu đo lường bán hàng trực tuyến - là việc thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình hàng hóa của các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử như: lượng hàng bán ra theo thời gian thực, giá & khuyến mãi, vị trí của hàng, số người theo dõi, bình luận của người dùng hay các phản hồi sau mua của người dùng.

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Xét về mặt dân số, khoảng 28% người dân mua sắm online vào năm 2017. Cho đến năm 2020, đã có gần 50% người dân mua sắm online và tỷ lệ này được dự báo là sẽ tăng lên 70% vào năm 2025. Xét về quy mô, đến năm 2025, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, thời điểm dịch bệnh chứng kiến tỷ lệ người mua sắm online tăng từ 52% lên 74%. Với sự lớn mạnh của kênh thương mại điện tử, các nhà bán lẻ có xu hướng mở rộng hoạt động của mình từ các cửa hàng truyền thống (việc giao dịch xảy ra trực tiếp tại điểm bán) sang các cửa hàng online (việc giao dịch xảy ra tại điểm mua, thường là nhà của người tiêu dùng). Điều này dẫn đến tỷ trọng hàng bán trên online tăng dần. Vậy thì, khi thương mại điện tử ngày càng trở nên quan trọng, làm thế nào để nắm được tình hình mua bán & cạnh tranh trên kênh này? Câu trả lời sẽ có trong Ecommerce Audit.Tìm hiểu thêm: Thảo luận mạng xã hội giúp gì cho hoạt động phân phối Online?

1. E-commerce Audit là gì?

E-commerce Audit - hay còn gọi là Nghiên cứu đo lường bán hàng trực tuyến - là việc thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình hàng hóa của các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử như: lượng hàng bán ra theo thời gian thực, giá & khuyến mãi, vị trí của hàng, số người theo dõi, bình luận của người dùng hay các phản hồi sau mua của người dùng.E-commerce Audit sẽ giúp Marketer biết được tình hình mua bán & cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, đâu là sàn nên được đầu tư, chiến lược mua bán trên các sàn nên được điều chỉnh như thế nào… Để từ đó, giúp thương hiệu tìm ra chìa khóa thành công trên cuộc chiến bán lẻ trên sàn thương mại điện tử

2. E-commerce Audit (ECA) được thực hiện như thế nào?

E-commerce Audit được thực hiện trên cơ sở dữ liệu &nền tảng công nghệ của social listening. Nếu như social listening thông thường chỉ tập trung khai thác dữ liệu về thảo luận trên các trang mạng xã hội, trong đó có các trang thương mại điện tử, thì E-commerce Adit sẽ khai thác thêm các dữ liệu khác ngoài thảo luận như: tên sản phẩm, lượng bán, giá bán…Tại Buzzmetrics, nghiên cứu bán hàng trực tuyến Ecommerce Audit được thực hiện qua 5 bước:

Quy trình trực hiện Ecommerce Audit

Bước 1: Xác lập danh sách mục tiêu chuẩn

Đây là bước để hệ thống & con người cùng định nghĩa phạm vi & giới hạn các sản phẩm nào sẽ nằm trong danh mục của ngành hàng được nghiên cứu. Lưu ý rằng mỗi trang thương mại điện tử sẽ gọi tên & xác định các ngành hàng khác nhau. Bước này sẽ giúp đảm bảo tính nhất quán & chính xác trong việc đọc dữ liệu

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Ở giai đoạn này, hệ thống sẽ thực hiện thu thập dữ liệu từ các trang thương mại điện tử trong danh sách, theo bộ từ điển ngành hàng đã được xác lập ở bước 1.

Bước 3: Lọc & xử lý dữ liệu

Dữ liệu thô từ các trang thương mại điện tử sẽ được lọc lại qua hệ thống AI với sự kết hợp của con người để đảm bảo lọc sạch các dữ liệu không liên quan.Sau đó, dữ liệu sạch sẽ được phân loại để chuẩn bị cho các bước tính toán

Bước 4,5: Phân tích & Báo cáo số liệu

Quá trình xử lý dữ liệu sẽ được kết thúc bằng các con số & báo cáo cho thấy các xu hướng chính, tình hình cạnh tranh thị trường, cơ hội hay thách thức của ngành hàng. Đội ngũ chuyên gia phân tích từ Buzzmetrics sẽ có thể kết hợp thêm kinh nghiệm trong ngành hàng & các dữ liệu về ngành hàng từ social listening, để tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng giải quyết khó khăn & nắm bắt cơ hội trên thị trường một cách thích hợp.

3. Điều đặc biệt của Ecommerce Audit (ECA)

Nhanh chóng

Thế mạnh của Ecommerce Audit là dữ liệu có sẵn, thu thập trong thời gian thực và khả năng cho ra kết quả nhanh chóng, thay vì cần thêm thời gian thực hiện khảo sát. Vì thế, Ecommerce Audit mang lại khả năng cho khách hàng có những report cập nhập tình hình với tần suất cao như: hàng tuần (đang cung cấp theo dạng custom dashboards), hàng tháng (báo cáo), hàng quý, hàng năm. Do đó, Ecommerce Audit sẽ giúp client đưa ra các điều chỉnh kịp thời về giá bán và chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu khách hàng, và cung cấp cái nhìn toàn cảnh về ngành hàng với chi phí và thời gian hợp lý.

Độ phủ dữ liệu rộng

Phương pháp nghiên cứu bán lẻ truyền thống thường làm trên mẫu nhỏ & phóng số liệu để “ước tính” độ lớn thị trường. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian nghiên cứu nhưng đổi lại, số liệu vẫn có sai số thống kê nhất định.Ecommerce Audit với sự hỗ trợ về công nghệ, cho phép bao phủ toàn bộ các cửa hàng trực tuyến trên các sàn được quan sát. Không giới hạn về vị trí địa lý hay cỡ mẫu giúp E Commerce Audit giảm các sai số thống kê & mang lại kết quả đáng tin cậy hơn

Độ phủ dữ liệu báo cáo Ecommerce Audit

4. Tạm kết

Ecommerce Audit là một loại hình nghiên cứu mới, nhưng cũng không mới. Đây có thể được xem là một hình thức Retail Audit trên các kênh thương mại điện tử giúp Marketers nắm bắt tình hình mua bán và cạnh tranh trên kênh này. Với Ecommerce Audit, Marketer sẽ có cơ sở vững chắc cho các quyết định trên sàn thương mại điện tử từ những câu hỏi đơn giản như: “Tôi có nên chạy chương trình khuyến mãi giảm giá” đến câu hỏi lớn hơn như “Chiến lược bán hàng của tôi trên từng sàn là gì”. Với sự phát triển của thương mại điện tử nói riêng & social commerce nói chung, dữ liệu từ Ecommerce Audit chắc chắn sẽ là một vũ khí quan trọng để giúp Marketers chiến thắng trong cuộc chơi bán hàng này

Đọc bài viết
right
DMCA.com Protection Status