Euro 2024 qua lăng kính Social Listening: Những điều Marketer nên biết

Theo thống kê từ Buzzmetrics, thảo luận về EURO nóng lên theo từng vòng và đã tăng lên hơn 4 triệu thảo luận (tính từ đầu tháng Sáu đến khi kết thúc vòng tứ kết). Đây là một chủ đề tiềm năng để các thương hiệu có thể khai thác. Qua góc nhìn Social Listening, hãy xem mùa giải năm nay có điều gì mà Marketer cần biết để tối ưu chiến lược Social Marketing theo bóng đá của mình nhé.

Euro và World Cup là 2 giải đấu bóng đá cấp quốc gia hấp dẫn nhất thế giới. Với UEFA Euro 2024, tháng 6 và tháng 7 chính thức trở thành mùa cao điểm của chủ đề “Bóng Đá” trên mạng xã hội năm nay. Qua góc nhìn Social Listening, hãy xem mùa giải năm nay có điều gì mà Marketer cần biết để tối ưu chiến lược Social Marketing theo bóng đá của mình nhé.

 1. Diễn biến thảo luận của Euro 2024: Càng đá càng “nóng” 

Mặc dù từ ngày 15/06 mới là ngày khai mạc nhưng thảo luận Euro đã bắt đầu tăng dần từ đầu tháng Sáu, thời điểm các giải đấu cấp CLB vừa kết thúc. Chỉ tính từ đầu tháng Sáu cho tới khi kết thúc vòng bảng, đã có 2.4 triệu lượt thảo luận về Euro 2024, nhiều hơn bất kỳ sự kiện thể thao nào khác (Trong khi thảo luận của các giải Premier League, Champions League, FA Cup được tính từ đầu 2024). Nếu tính đến hết vòng 1/16 thì Euro đã gần chạm mốc 3 triệu thảo luận. Thảo luận Euro 2024 vẫn nóng lên theo từng vòng đấu và đã vượt ngưỡng thảo luận của mùa Euro 2020 (tổ chức vào năm 2021, tạo được 3.6 triệu thảo luận). 

Hinh 1. Dien bien thao luan ve EURO 2024
Hình 1. Diễn biến thảo luận về EURO 2024

2. Thảo luận về trận đấu bóng đá ở Euro 2024 có điểm gì đặc trưng.

Hinh 2. Dac trung thao luan ve tran dau qua tung vong
Hình 2. Đặc trưng thảo luận về trận đấu qua từng vòng

Khi xét thảo luận theo từng trận đấu, có thể nhận thấy: 

(1) Đa phần thời gian thảo luận của một trận vòng bảng thường chỉ kéo dài 3 ngày. Có 2 nguyên nhân chính: 

- Tính “sống còn” của đa số trận đấu chưa cao như vòng đấu loại trực tiếp (Một đội bóng thua một trận vẫn còn cơ hội đi tiếp)  

- Các trận vòng bảng diễn ra liên tục và dồn dập, nên mối quan tâm của người dùng sẽ chuyển biến nhanh hơn. 

Như vậy, khi thương hiệu đồng hành cùng Euro 2024, các trận đấu vòng bảng có thể gom thành 1 “cụm” để chạy truyền thông (ví dụ: thay vì phân tích từng trận vòng bảng thì nên phân tích cục diện của toàn bảng đấu và những dự đoán cho vòng 1/16) 

(2) Từ vòng 1/16 trở về sau, thời gian thảo luận sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày. Thời điểm bắt đầu thảo luận cũng sớm hơn (2 - 3 ngày trước khi trận đấu diễn ra).  Do đó, thương hiệu có thể lựa chọn chạy truyền thông về trận đấu sớm hơn để thu hút thêm thảo luận từ người dùng. 

(3) Gần như tất cả các trận đấu đều kết thúc thảo luận khá sớm (7-9 tiếng sau trận đấu). Nếu thương hiệu lựa chọn truyền thông sau trận đấu thì cần phải “gấp rút” hơn so với truyền thông trước trận đấu. 

3. Top 5 trận đấu hot nhất sau 3 vòng Euro 2024 và sự khác biệt với Top cuối

Hinh 3. Top luong thao luan cua cac tran dau
Hình 3. Top lượng thảo luận của các trận đấu

Quan sát của Buzzmetrics gần 50 trận đấu từ vòng bảng đến vòng tứ kết cho thấy: 

Thảo luận trung bình của một trận đấu sẽ ở mức đâu đó 12 nghìn đến 14 nghìn thảo luận. 

Trong đó tổng thảo luận 5 trận đấu ít được chú ý nhất chiếm chưa tới 70% thảo luận của 1 trong 5 trận top đầu. Đặc biệt, Top 3 trận đấu hot nhất có trên 40 nghìn thảo luận. Nếu để ý kĩ, Marketer có thể nhận ra chúng có những điểm chung sau:

(1) Có ít nhất một đội bóng lớn tham gia. Ví dụ: Những trận của Đức - Pháp - Anh - Ý - Bồ Đào Nha - Hà Lan - Bỉ - Tây Ban Nha (các đội tuyển nằm trong top 20 BXH của FIFA)

(2) Có cầu thủ nổi tiếng, độ nhận diện cao. Ví dụ: Phần lớn thảo luận về các trận đấu có đội tuyển Bồ Đào Nha đều xoay quanh Cristiano Ronaldo, kể cả cầu thủ này phong độ có tốt hay không. 

(3) Có diễn biến bất ngờ. Ví dụ: Ronaldo chuyền bóng cho Bruno Fernandes ghi bàn trong trận Bồ Đào Nha - Thổ Nhĩ Kỳ, là một điều hiếm thấy so với tính cách của cầu thủ này

(4) Tính chất quan trọng: Các trận quyết định đội đi tiếp

(5) Có kết quả bất ngờ. Ví dụ: Ý - đương kim vô địch giải đấu, bị Thụy Sĩ loại 

Ngược lại, các trận đấu có thảo luận thấp (10 nghìn thảo luận trở xuống) thường sẽ có những đặc điểm sau: 

(1) Trận đấu chỉ mang tính thủ tục, không quyết định việc đi tiếp của một đội bóng

(2) Các đội bóng thuộc dạng “chiếu dưới”, danh tiếng chưa lớn

(3) Không có cầu thủ nổi tiếng tham gia 

4. Những chủ đề ấn tượng qua từng trận đấu của Euro 2024 

Hinh 4. Top 10 dau an dang nho cua EURO 2024
Hình 4. Top 10 dấu ấn đáng nhớ của EURO 2024

Mỗi một sự kiện bóng đá lớn chưa bao giờ thiếu những chủ đề thảo luận đặc biệt bên cạnh tỉ số, tạo nên sự bùng nổ cảm xúc trên mạng xã hội. Với Euro 2020, đó là khoảnh khắc đội tuyển Ý lên ngôi vô địch sau 53 năm chờ đợi, Cristiano Ronaldo cân bằng kỷ lục ghi bàn khi thi đấu quốc tế hay bàn thắng của Chiesa đưa Ý vào tứ kết. Với Euro 2024, chỉ tính đến vòng tứ kết đã có những khoảnh khắc đáng chú ý tạo ra trên 10 nghìn thảo luận, có thể kể đến như:

(1) Cristiano Ronaldo bật khóc sau loạt sút luân lưu căng thẳng với Slovakia nhận được sự đồng cảm của cộng đồng mạng 

(2) Lối đá ru ngủ của tuyển Anh và Pháp qua từng trận đấu dù sở hữu đội hình thuộc hàng đắt nhất thế giới khiến người hâm mộ ngao ngán…

(3) Mbappe bị gãy mũi trong trận mở bàn, khiến cộng đồng mạng thích thú với chiếc mặt nạ cầu thủ này mang trong những trận sau đó. 

(4) Giải đấu cuối cùng của những cầu thủ nổi tiếng như Ronaldo, Modric nên người hâm mộ cũng dành nhiều sự quan tâm hơn và mong đợi những màn trình diễn cuối cùng của các cầu thủ này.

Tận dụng khoảnh khắc linh hoạt và nhanh nhẹn cho chiến dịch Marketing, còn được biết với cái tên Fastvetising là phương pháp phù hợp nếu Marketer “đu” trend tốc độ.  Một số thương hiệu quốc tế đã rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt khoảnh khắc, điển hình như adidas với bức hình zoom cận cú sút của Jude Bellingham trong trận đấu giữa Anh - Slovakia.

Có thể thấy rằng việc nắm bắt nhanh nhạy các khoảnh khắc đặc biệt trong các trận đấu và làm nội dung truyền thông liên quan sẽ rất hữu ích cho các thương hiệu trong việc thu hút sự quan tâm từ phía người dùng. 

5. Người dùng mạng xã hội quan tâm điều gì Trước-Trong-Sau trận đấu?

Hinh 5. Top thao luan cua nguoi dung ve EURO truoc, trong va sau tran dau
Hình 5. Top thảo luận của người dùng về EURO trước, trong và sau trận đấu

Hinh 5. Top thao luan cua nguoi dung ve EURO truoc, trong va sau tran dau

Việc hiểu rõ về chủ đề thảo luận mà người dùng mạng xã hội quan tâm trong các giai đoạn trước, trong và sau trận đấu sẽ giúp các thương hiệu & Marketer có thể tận dụng để tập trung tạo những nội dung và tactics truyền thông phù hợp tại các thời điểm khác nhau, thu hút thảo luận người dùng một cách hiệu quả hơn.

Trước trận đấu: Dự đoán tỉ số và dự đoán các tình huống của trận đấu là hai chủ đề nổi bật 

Trong trận đấu: Khoảng thời gian người dùng đổ dồn sự quan tâm vào bản thân trận đấu nhưng thảo luận sẽ bùng nổ rất mạnh mẽ nếu trận đấu có bước ngoặt (thẻ đỏ - phạt đền - chấn thương - ghi bàn) 

Sau trận đấu: Người dùng chia sẻ cảm xúc, nhận định về trận đấu và nhắc lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Có thể nói, lượng thảo luận của giai đoạn trong và sau trận đấu thường phụ thuộc rất nhiều vào các khoảnh khắc trong trận đấu. 

6. Các thương hiệu Việt đã và đang có hoạt động gì với Euro 2024? 

Hinh 6. Hoat dong cua thuong hieu voi chu de EURO
Hình 6. Hoạt động của thương hiệu với chủ đề EURO

Bên cạnh sự sôi động của người dùng, các thương hiệu cũng tổ chức nhiều hoạt động đồng hành cùng Euro. Buzzmetrics đã quan sát trên 50 thương hiệu tạo nhiều thảo luận nhất về Euro 2024 để xác định những hoạt động nổi bật, bao gồm:

(1) Minigame dự đoán tỉ số: hoạt động được nhiều thương hiệu sử dụng nhất vì tính đơn giản, thu hút nhiều người chơi (dự đoán tỉ số, dự đoán đội đứng đầu bảng,...), với phần thưởng hấp dẫn dành cho người đoán trúng. Điều này khiến việc dự đoán trở thành khu vực “bão hòa”, khó tạo ra sự đột phá cho thương hiệu. 

(2) Đố vui về khoảnh khắc trận đấu: MacCoffee - Café Phố đã có một hoạt động thú vị độc đáo là đề xuất các dự đoán vui về Lukaku và Mbappe, thay vì dự đoán tỉ số đơn thuần. Đây cũng là một cách khai thác khá thú vị về các khoảnh khắc đặc biệt. Tuy nhiên, những trường hợp tương tự không nhiều, khiến các khoảnh khắc đặc biệt trở thành mỏ vàng chưa có sự khai thác đúng mức. 

(3) Hoạt động tương tác trên kênh Owned Channel: Website, App

Không chỉ là minigame, thương hiệu còn tăng quy mô hoạt động lên các chiến dịch & sự kiện theo theme bóng đá. Vai trò của MXH trong các sự kiện đó, như của FC Online, hay HDBank là nhằm mục đích thu hút người dùng Social tới trang Website, App của mình. Qua đó để người dùng tạo ra nhiều tương tác hơn và bổ trợ cho một chiến dịch dài hơi kéo dài xuyên suốt mùa ăn ngủ bóng đá.

Kết Luận 

Là một trong những sự kiện thể thao “nóng” nhất trên Mạng xã hội năm 2024, Euro là cơ hội cũng là thách thức với các Marketer trong việc tìm đúng sóng, bắt đúng trend vì thời gian diễn ra chỉ trong vòng 1 tháng, và luôn có yếu tố bất ngờ theo từng trận đấu diễn ra. Buzzmetrics xin kết bài viết với những thông tin cô đọng sau:

  1. Thảo luận của EURO nóng lên theo từng vòng đấu, các trận đấu diễn ra nối tiếp nhau liên tục nên mối quan tâm của người dùng cũng thay đổi nhanh chóng.
  2. Truyền thông theo EURO nên chia giai đoạn theo từng vòng đấu. Mỗi trận đấu của Vòng Bảng thường diễn ra trong thời gian ngắn từ 2-3 ngày nên các thương hiệu có thể “gom cụm” để chạy truyền thông. Đối với vòng 16, tứ kết thời gian thảo luận trước mỗi trận đấu kéo dài 5-7 ngày, thương hiệu có thể chạy truyền thông sớm để thu hút thảo luận. Thảo luận sau trận đấu thường kết thúc sớm nên cần chạy truyền thông gấp rút hơn so với trước trận đấu.
  3. Thương hiệu và Marketer bên cạnh việc dùng minigame dự đoán tỉ số, có thể nghĩ đến việc bắt khoảnh khắc, dấu ấn qua từng trận, vừa tạo sự khác biệt với các thương hiệu khác lại dễ dàng đồng cảm với các fan bóng đá.

Liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn Buzzmetrics để nhận ngay báo cáo mới nhất giúp marketers giải đáp những câu hỏi cũng như tiết lộ những insight người dùng trên mạng xã hội.

Thông tin bài viết

Ngày đăng:
12/7/2024
2/8/2024

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Insight Tết 2024 - Bước đệm cho Chiến dịch Tết 2025

Tết 2024 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong thảo luận và người dùng không còn mặn mà với các chủ đề truyền thống, đặt marketers trước một thử thách lớn: "Làm thế nào để tạo chiến dịch Tết 2025 hiệu quả, giá trị và thực sự đột phá?". Khám phá những chia sẻ từ Buzzmetrics và DSquare để xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp và tạo dấu ấn trong dịp Tết sắp tới.

Đọc bài viết
right
Thảo Luận Mạng Xã Hội Về Phim Chuyển Thể: Cái Đúng Ló Cái Hay

Điều người dùng quan tâm nhất về phim chuyển thể trước hết phải “Đúng” - bám sát nội dung nguyên tác, sau đó mới đến “Hay” - xét đến các yếu tố như diễn viên, kịch bản hay, tính sáng tạo, giá trị sản xuất. Mọi sự thêm thắt chỉ có ý nghĩa khi đảm bảo trung thành với nguyên tác.

Đọc bài viết
right
Khám Phá Insight Ngành Thực Phẩm Chức Năng: Thách Thức và Cơ Hội Trong Thời Đại Số

Trong xã hội ngày càng nhận thức cao về sức khỏe, thực phẩm chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng với sự cải tiến không ngừng, ngành thực phẩm chức năng đang trải qua một quá trình trẻ hóa và chuyển đổi số đầy “kịch tính”. Điều này đặt ra những thách thức mới cho các nhà tiếp thị trong lĩnh vực này. Để thành công, họ cần không chỉ theo đuổi chiến lược tiếp thị truyền thống mà còn phải áp dụng những phương pháp sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số.

Đọc bài viết
right
Gen Alpha - Thế hệ người tiêu dùng tương lai có gì khác biệt?

Gen Alpha được dự đoán sẽ sớm trở thành nhóm tiêu dùng chủ chốt, mang đến nhiều thay đổi cho nền kinh tế của nền kinh tế và là nhóm đối tượng mục tiêu đầy triển vọng của các thương hiệu

Đọc bài viết
right
Social Trend - Tinh Hoa Hội Tụ: Bắt Trúng xu hướng, Đu Trend kịp thời

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, "bắt trend" không chỉ đơn giản là một xu hướng, mà còn là khám phá về sự sáng tạo và đổi mới. Thương hiệu thông minh không chỉ là người tiếp tục theo đuổi những gì đang "hot" mà còn là người định hình và tạo nên những xu hướng mới. Giao tiếp chỉ là bước đầu, để thực sự "bắt trend", cần sự linh hoạt đến từ sâu bên trong - từ sản phẩm đến chiến lược marketing dài hạn. Social trend không chỉ là một trong những công cụ quan trọng để theo dõi xu hướng mà còn là nguồn thông tin quý báu để dự đoán hành vi của khách hàng.

Đọc bài viết
right
Ecommerce Audit và Retail Audit liên hệ với nhau như thế nào?

Retail Audit là một công cụ nghiên cứu khá quen thuộc với các thương hiệu, được sử dụng để đo lường hiệu quả bán hàng trong môi trường bán lẻ. Tuy nhiên, Retail Audit chủ yếu tập trung đo lường tình hình hoạt động của các nhãn hàng trên kênh truyền thống và hiện đại. Hiện nay, theo xu hướng tất yếu cũng như được sự hỗ trợ bởi nhu cầu Go-online được thúc đẩy bởi COVID-19 và giãn cách xã hội,  hoạt động mua sắm online ngày càng đóng vai trò quan trọng & chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là một số ngành hàng như: thời trang, làm đẹp, điện tử, chăm sóc mẹ và bé… Vì thế, Ecommerce Audit sẽ giúp hoàn thiện bức tranh mua bán của toàn ngành hàng trên cả kênh offline và online.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?

TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.

Đọc bài viết
right
Ecommerce Audit (ECA) là gì?

E-commerce Audit - hay còn gọi là Nghiên cứu đo lường bán hàng trực tuyến - là việc thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình hàng hóa của các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử như: lượng hàng bán ra theo thời gian thực, giá & khuyến mãi, vị trí của hàng, số người theo dõi, bình luận của người dùng hay các phản hồi sau mua của người dùng.

Đọc bài viết
right
Hot Topic, Fad Topic và Trend: Sự khác biệt và Cách ứng dụng

Trong những năm trở lại đây, có lẽ chúng ta đã quen với cụm từ “bắt trend” để mô tả hành động tận dụng lời nói, hình ảnh hoặc bài hát đang thịnh hành trên mạng xã hội. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta tận dụng thực chất không phải là “Trend” (Xu hướng) mà chỉ là các chủ đề nóng - hot topic hoặc “fad topic” trên mạng xã hội.

Đọc bài viết
right
Sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên social media

Với sự bùng nổ của làn sóng đầu tư, các kênh truyền thông mạng xã hội cũng chứng kiến sự bùng nổ các thảo luận về chứng khoán. Thảo luận trên MXH có ảnh hưởng đến chứng khoán và ngược lại, diễn biến trên thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến thảo luận MXH.

Đọc bài viết
right
Phương pháp nghiên cứu mới để khai thác Insight thông qua Social Listening

Ngày càng nhiều thương hiệu tập trung đầu tư vào mạng xã hội như một kênh truyền thông mới giúp kết nối với người dùng. Bằng việc phân tích thảo luận người dùng trên mạng xã hội và từ đó đưa ra các gợi ý hành động cho thương hiệu, Social Listening đang góp một phần không nhỏ vào cách thương hiệu xây dựng một chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc: Các nhà nghiên cứu Social Listening đã sử dụng các phương pháp nào để tìm kiếm và phát hiện Insight người dùng?

Đọc bài viết
right
Thảo luận về phòng chống dịch Corona: Người tiêu dùng và thương hiệu đang làm gì?

Trong vòng 2 tháng gần đây, đã có tới 65 triệu lượt thảo luận liên quan tới dịch bệnh này. Không còn nghi ngờ gì nữa, Covid-19 trở thành 1 Fad Topic lớn nhất lịch sử; tạo ra ảnh hưởng lớn & kéo dài với thảo luận của người tiêu dùng ở tất cả ngành hàng trên mạng xã hội. Xu hướng thảo luận về Covid-19 bắt đầu giảm sau thông tin chữa khỏi 16 ca bệnh thì một lần nữa lại bùng lên khi phát hiện ca nhiễm 17. Covid-19 vẫn tiếp tục thu hút sự tham gia thảo luận của người dùng do liên tục có thông tin mới về ca bệnh ở Việt Nam và Thế Giới. Nhiều chủ đề thảo luận mới xuất hiện ở giai đoạn 2. Cùng với đó, các hoạt động phòng chống dịch Corona của người tiêu dùng cũng có nhiều sự thay đổi.

Đọc bài viết
right
Fad topic: Ảnh hưởng sức nóng U23 đến toàn bộ social media

Trong những ngày qua, chiến thắng của U23 Việt Nam đã bùng nổ bất ngờ trên social media, trở thành một Fad topic - Sự kiện đặc biệt và tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thảo luận trên social media.

Đọc bài viết
right
Tổng quan thị trường 4G sôi động qua phân tích trên social media

Buzzmetrics đã thực hiện phân tích các ý kiến thật sự được tạo ra bởi người dùng trên social media liên quan đến thị trường 4G trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/11/2016 - 30/04/2017) nhằm cung cấp cho thương hiệu cái nhìn tổng quan nhất từ phía người tiêu dùng đối với dịch vụ này.

Đọc bài viết
right
Hiểu về “Gái ế” qua phân tích social media

" Gái ế " đang thực sự chia sẽ điều gì về họ trên mạng xã hội, hãy cùng Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề này dựa trên thảo luận trên social media trong 6 tháng gần đây (1/10/2016 - 31/3/2017).

Đọc bài viết
right
Ngành hàng máy lạnh - Mâu thuẫn tâm lí thú vị của người Việt

Mùa nắng nóng cao điểm năm nay chứng kiến sự cạnh tranh sát sao của các thương hiệu ngành hàng máy lạnh ngay từ đầu tháng 3. Người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng ý thức được lợi thế có được từ hàng loạt ưu đãi và sự lựa chọn đa dạng trong thị trường cũng như việc tham khảo các ý kiến trên Social Media.

Đọc bài viết
right
Các thương hiệu đã tận dụng trào lưu trên mạng xã hội như thế nào?

Các trào lưu và xu hướng được yêu thích trên cả thế giới như Pokémon Go, Be like Bill, Pen Pineapple Apple Pen (PPAP). Việc tận dụng các trào lưu hoặc chủ đề nóng để tương tác với người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ đã trở thành một tactic phổ biến được nhiều thương hiệu ứng dụng.

Đọc bài viết
right
Vì sao quảng cáo Điện Máy Xanh gây sốt mạng xã hội?

Hãy cùng Buzzmetrics đi tìm câu trả lời thông qua việc mổ xẻ đoạn phim quảng cáo gây bão mạng xã hội gần đây nhất - TVC Điện Máy Xanh  thông qua thống kê và phân tích về chủ đề này trên social media.

Đọc bài viết
right
[INFOGRAPHIC] Nam giới nói gì về Chăm sóc da trên social media?

Theo thống kê của Buzzmetrics Social Listening trong quý 4/2015 thì có hơn 100,000 thảo luận về Chăm sóc da cho nam giới được tạo ra trên social media, trong đó khoảng 30% là thảo luận có chứa ý kiến thật sự của người tiêu dùng, còn lại là các bài đăng tạo bởi thương hiệu, các bài viết mua bán.

Đọc bài viết
right
Thảo luận về Thức ăn nhanh dưới góc nhìn của giới trẻ và phụ huynh

Thảo luân về Thức ăn nhanh đang là chủ đề nóng và có số lượng thảo luận lớn trên Social Media với nhiều hoạt động của các thương hiệu và sự tham gia thảo luận của cộng đồng.

Đọc bài viết
right
Thảo luận về Gym – Hướng đi cho các thương hiệu thể thao

Thảo luận về Gym được nhắc đến nhiều thứ nhì trên social media chỉ sau Bóng đá. Đây chính là một trong những hướng đi tốt cho các thương hiệu thể thao để tạo dựng Nhận diễn thương hiệu của mình.

Đọc bài viết
right
Hành vi uống bia của người Việt và hoạt động của các thương hiệu bia trên social media

Ngành hàng bia là một ngành hàng trong đó các thương hiệu có nhiều hoạt động trên social media, với hơn 300,000 thảo luận được tạo ra trong quý 3/2015 theo thống kê của Buzzmetrics nhờ vào một loạt sự kiện sôi nổi được tạo ra bởi các thương hiệu trong thời gian này.

Đọc bài viết
right
Vì đâu người tiêu dùng rời bỏ thương hiệu sữa bột cho bé 0-6 tháng?

Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích các phản hồi của người dùng về các thương hiệu sữa bột trong giai đoạn này, mà nổi bật là Similac, Enfamil và Friso.

Đọc bài viết
right
Công thức hình thành trào lưu trên social media tại Việt Nam

Một trong những điều đánh dấu sự thành công của một chiến dịch là tạo được hiệu ứng trào lưu hưởng ứng trong đó có đậm chất hình ảnh của thương hiệu. Để làm được điều này có 2 cách: 1. Tìm ra một công thức hình thành trào lưu; hoặc 2. Ăn theo một trào lưu với phiên bản thương hiệu.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng khử mùi - người tiêu dùng đang nói gì trên social media?

Buzzmetrics phân tích các thảo luận trên social media về ngành hàng khử mùi cho thấy: Các sản phẩm trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, thể hiện qua số lượng lớn các thảo luận tiêu cực về các sản phẩm này

Đọc bài viết
right
Hành vi chọn mỹ phẩm trang điểm thông qua phân tích social data

Ngành hàng Trang điểm là một ngành hàng có số lượng thảo luận đứng thứ 2 trên social media, chỉ sau ngành hàng Điện tử, với khoảng hơn 50,000 thảo luận theo thống kê của Buzzmetrics vào quý III/2014 - cụ thể qua Hành vị chọn mỹ phẩm trang điểm của người tiêu dùng qua các thảo luận trên Social media

Đọc bài viết
right
Phân khúc chống lão hóa cho phụ nữ từ 22 – 24 tuổi bị bỏ ngỏ?

Theo nghiên cứu của Buzzmetrics về các thảo luận về chăm sóc da mặt, cụ thể là phân khúc chống lão hóa da được tạo ra trên social media, một phân khúc khách hàng ở độ tuổi 22 đến 24 cũng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm chống lão hóa và chưa được đáp ứng.

Đọc bài viết
right
Thảo luận của phụ nữ mang thai về sản phẩm sữa bầu

Trên khắp các phương tiện social media, đặc biệt là diễn đàn trực tuyến, có thể dễ dàng thấy được rất nhiều thảo luận của phụ nữ mang thai về sản phẩm sữa bầu, chia sẽ các ý kiến và tư vấn về các loại sữa dành cho bà bầu.

Đọc bài viết
right
Ngành hàng nước uống thể thao – Rất có tiềm năng nhưng chưa được nhìn nhận đúng

Vừa mới xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây, nhưng ngành hàng nước uống thể thao đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù lượng thảo luận còn thấp nhưng nước uống thể thao là một phân khúc rất tiềm năng trong thị trường nước giải khát.

Đọc bài viết
right
DMCA.com Protection Status