TOPBUZZ: Bảng xếp hạng social media tháng 8/2016
Buzzmetrics tiếp tục công bố Bảng xếp hạng TopBuzz tháng 8/2016 social media bao gồm Top 10 thương hiệu, Top 10 chiến dịch, Top 10 sự kiện và Top 10 người nổi tiếng trong thời gian từ 01/08/2016 - 31/08/2016.
Bảng xếp hạng Top Chart hoạt động dựa trên 2 tiêu chí chính: Mức độ nhận diện và Mức độ được yêu thích.
- MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN: Dựa trên Lượng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media, bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…
- MỨC ĐỘ ĐƯỢC YÊU THÍCH BỞI CÔNG CHÚNG: Được xác định bằng Chỉ số yêu thích do Buzzmetrics đo lường, là kết quả phân tích chỉ số cảm xúc của các thảo luận để xác định tương quan giữa các thảo luận Tích cực, Tiêu cực và Trung lập.
Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)
Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.
TOP 10 THƯƠNG HIỆU ĐƯỢC NHẮC ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 8/2016
Các thương hiệu trong ngành hàng điện tử tiêu dùng tiếp tục là các thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trên social media trong tháng 8/2016. Ngoài ra, góp mặt trong top 10 còn có CGV do những vấn đề xoay quanh việc công chiếu phim Tấm Cám - Chuyện Chưa Kể vào đầu tháng.
- SAMSUNG: Bằng việc giới thiệu nhiều sản phẩm mới liên tục trong năm, Samsung được nhìn nhận là thương hiệu đi tiên phong về xu hướng công nghệ mới và thiết kế. Đồng thời, Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cũng là điều được đề cập nhiều trên social media. Tuy nhiên, Samsung bị ảnh hưởng từ thông tin tiêu cực do môi trường làm việc tại nhà máy ở Hàn Quốc không tốt.
- SONY: Mặc dù là thương hiệu hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới nhưng tại Việt Nam, Sony được biết đến chủ yếu trong ngành Điện tử tiêu dùng. Do đó, nhìn nhận của người tiêu dùng về Sony chịu ảnh hưởng bởi các dòng sản phẩm trong ngành hàng này. Cụ thể, Sony được yêu thích do có giao diện dễ sử dụng, pin dùng lâu hơn so với sản phẩm của các thương hiệu khác. Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến không thích thương hiệu do thiết kế không thay đổi gây sự nhàm chán và chính sách bảo hànhkhông tốt.
- OPPO: Là thương hiệu nước ngoài đi đầu và tập trung vào nhu cầu selfie của giới trẻ để phát triển các dòng sản phẩm của mình, OPPO nhận được nhiều sự tin tưởng và yêu thích sử dụng do chụp hình đẹp. Tuy nhiên, việc thương hiệu này có nhiều chương trình quảng bá rầm rộ khiến người tiêu dùng nghĩ rằng giá thành của một sản phẩm cao là do gánh nhiều chi phí Marketing.
- VIETTEL: Là thương hiệu viễn thông lớn hoạt động không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước ngoài (Lào, Campuchia,...),Viettel được nhìn nhận là thương hiệu có giá cước hợp lý và đường truyền ổn định dù gặp sự cố. Tuy nhiên, một số game thủ không thích việc chặn Origin của VIETTEL (Origin là một phần mềm cho phép tải và trải nghiệm các trò chơi dùng thử).
- HONDA: Honda là thương hiệu xe Nhật Bản lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam, đặc biệt là trong phân khúc xe máy. Các thảo luận tích cực xoay quanh động cơ của thương hiệu tốt, cụ thể là tiết kiệm xăng. Tuy nhiên, chính sách không đồng nhất giá khiến nhiều người không hài lòng do các sản phẩm mới tại các đại lý luôn có giá cao hơn so với giá thị trường.
- FPT: Tập đoàn hàng đầu về công nghệ và viễn thông nhận phải nhiều các phản hồi tiêu cực khi các thông tin về việc tự ý tăng giá cước được đăng tải trên social media. Tuy nhiên, FPT vẫn được đánh giá cao trong chất lượng dịch vụ và Chăm sóc khách hàng cùng với việc không chặn Origin.
- DELL: Là một trong những thương hiệu máy tính được yêu thích nhất tại Việt Nam, Dell được nhìn nhận là có thiết kế đẹp, giá thành phù hợp và chất lượng sản phẩm tốt. Tuy nhiên, thương hiệu nhận phải các ý kiến tiêu cực về việc hiển thị màu sắc không chuẩn.
- ASUS: ASUS là một trong những thương hiệu đi tiên phong trong công nghệ trên toàn cầu và được nhìn nhận là có các sản phẩm giá thành hợp lý và pin dùng được lâu. Tuy nhiên, có một số ý kiến phản hồi về giao diện không bắt mắt và màu sắc màn hình không chuẩn.
- HTC: HTC được xem là một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất và tạo dấu ấn mạnh mẽ trong ngành hàng điện tử tiêu dùng do các yếu tố như có âm thanh tốt, thiết kế bắt mắt và chụp hình đẹp. Tuy nhiên, thương hiệu vẫn bị nhìn nhận là có các sản phẩm nhanh hỏng và dễ mất giá.
- CGV: Sau 5 năm có mặt tại Việt Nam, CGV hiện là thương hiệu rạp chiếu phim được nhắc đến nhiều nhất trên social media (Theo bài viết Cuộc chiến CGV, Lotte và Galaxy Cinema trên mạng xã hội của Buzzmetrics). Tuy nhiên, chỉ đến tháng 8 khi các thông tin xung quanh việc công chiếu phim Tấm Cám - Chuyện Chưa Kể nổi lên khiến CGV có mặt trong top 10 thương hiệu tháng này. Do đó, các thảo luận tích cực về thương hiệu này xoay quanh vấn đề ủng hộ cách làm việc và xử lý của CGV trong chuyện công chiếu Tấm Cám. Ngoài ra, còn có một số phản hồi thể hiện sự yêu thích thiết kế rạp đẹp hay có nhiều chi nhánh - tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có một số nhận xét thể hiện sự không hài lòng về CGV trong việc không chiếu phim Tấm Cám và giá vé quá cao.
TOP 10 CHIẾN DỊCH ĐƯỢC NHẮC ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 8/2016
Điều đáng chú ý trong bảng xếp hạng tháng 8 này là thương hiệu Samsung có đến 3 chiến dịch với lượng thảo luận rất lớn. Ngoài ra, nhờ vào việc tận dụng livestreaming video và sự quan tâm của giới trẻ về Horoscope trên social media, bảng xếp hạng tháng này có các chiến dịch mới với số lượng bài viết và thảo luận vượt trội so với tháng trước: OPPO - OPPO F1s, CLOSEUP - Yêu Phải Phiêu và LA VIE - La vie 12 chòm sao. Đặc biệt, 3 sản phẩm OPPO F1s, Galaxy J7 Prime và Xperia XA tạo được nhiều thảo luận do nằm trong cùng phân khúc và được ra mắt trong cùng một thời điểm.
*Chiến dịch của các thương hiệu có thể kéo dài nhiều tháng, dưới đây chỉ là thống kê lượng thảo luận và bài viết được tạo ra trong thời gian tháng 8/2016.
- SAMSUNG – Galaxy Note 7: Dòng sản phẩm mới của Samsung nhận được nhiều thảo luận tích cực xoay quanh việc thiết kế đẹp, nam tính và khả năng chống nước. Đáng chú ý, tính năng bảo mật bằng cách nhận dạng mống mắt được đánh giá cao so với bảo mật vân tay trước kia. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến tiêu cực về máy bị lỗi như loạn cảm ứng, lỗi reset hay bàn phím giật và lag.
- SAMSUNG – Galaxy S7/S7 Edge:Trong tháng 8, chiến dịch này vẫn tạo được nhiều thảo luận trên social media nhờ vào các bài đăng trên trang “Siêu rẻ”. Sản phẩm này nhận được nhiều sự yêu thích do có cấu hình giống Galaxy Note 7 nhưng giá rẻ hơn. Tuy nhiên, S7/S7 Edge vẫn có một số ý kiến tiêu cực về thiết kế màn hình cong gây bất tiện trong quá trình sử dụng.
- OPPO – OPPO F1s: Mặc dù đã có lượng thảo luận lớn trong tháng trước, nhưng tháng này OPPO F1s mới có mặt trong top 10 chiến dịch do sự kiện ra mắt thu hút sự chú ý trên social media. Điều này được giải thích cho việc tận dụng livestreaming video và nhiều người nổi tiếng cho chiến dịch này. Với mục tiêu nhắm tới nhu cầu selfie của mọi người, OPPO F1s nhận được nhiều phản hồi tích cực cho việc chụp hình đẹp, không nóng máy và pin dùng được lâu. Các ý kiến tiêu cực xoay quanh giá cao nhưng cấu hình thấp, sạc pin lâu và không tin tưởng vào hàng Trung Quốc.
- CLOSEUP – Yêu Phải Phiêu: Dù không có nhiều bài đăng nhưng chiến dịch này vẫn tạo được nhiều thảo luận nhờ hoạt động livestream trên Fanpage của Khởi My. Các ý kiến tích cực thể hiện sự yêu thích về sự kiện Cuộc Hẹn Để Đời trong tháng 7 và phim ngắn “Yêu là phải phiêu mỗi ngày”.
- SAMSUNG – Galaxy J7 Prime : Bằng những hình ảnh rò rỉ cho dòng sản phẩm sẽ được ra mắt trong tháng 9, Galaxy J7 Prime nhận được sự yêu thích về việc có cấu hình mạnh, giá rẻ và camera có khẩu độ nhỏ. Tuy nhiên, một số người tiêu dùng hiểu lầm về sản phẩm do màn hình TFT khiến sản phẩm nhận một số ý kiến tiêu cực.
- HEINEKEN – Heineken Green Room: Heineken Green Room được giới trẻ yêu thích và chờ đợi do ảnh hưởng từ sự thu hút của sự kiện đã diễn ra vào tháng 1/2016. Bằng việc sử dụng livestreaming video và những người nổi tiếng có sức thu hút lớn như Tuấn Hưng, Diễm My, Phở,... sự kiện này tạo được một lượng thảo luận lớn trên social media và nhận được sự yêu thích từ các fan hâm mộ. Đồng thời, nhiều người cũng thể hiện sự yêu thích và hào hứng tham dự vì vào cổng tự do. Tuy nhiên, có một số phản hồi tiêu cực về việc không thích phần trình diễn của Sơn Tùng và e ngại sự đông đúc.
- NESTLE – Cùng nhau có bữa sáng tươi: Chiến dịch này tạo được một lượng thảo luận lớn và nhận được nhiều nhận xét tốt do chương trình tích lũy điểm thành viên dựa trên bình luận để đổi quà. Do đó, chiến dịch nhận được sự yêu thích tham gia của mọi người và kêu gọi bạn bè tham dự. Đồng thời, các bài đăng về “Mẹo nấu ăn”cũng nhận được sự quan tâm lớn. Một số ít ý kiến tiêu cực nói về việc mất bài dự thi hay không đăng được bài.
- LA VIE – La Vie 12 chòm sao: Chiến dịch này bắt đầu từ cuối tháng 7 và tạo ra nhiều thảo luận trong tháng 8 do tận dụng sự ảnh hưởng của Horoscope (12 cung hoàng đạo) trong giới trẻ. Do đó, La Vie 12 chòm sao nhận được nhiều sự yêu thích và mong muốn sở hữu do thiết kế chai độc đáo, mang dấu ấn cá nhân.
- Miracle Apo – Miracle Apo by Changmakeup: Chiến dịch kết hợp cùng Beauty Blogger (Changmakeup) của Miracle Apo tiếp tục góp mặt trong top 10 với số lượng bài viết và thảo luận tăng cao do sản phẩm nay đã có thể dễ dàng được mua ở các siêu thị, trên các trang thương mại điện tử. Đáng chú ý, Instagram là nơi thảo luận chính với hàng loạt các bài đăng của người tiêu dùng về hình ảnh son môi và hashtag các màu son #chapin #charang #charal. Các thảo luận tích cực của chiến dịch tiếp tục xoay quanh nhận xét về sản phẩm như lên màu đẹp, giá rẻ và chất son lì nhưng không gây khô môi. Tuy nhiên, có các nhận xét là son bột, không mịn, không lên đúng màu và không thích mùi của son.
- SONY – SONY XPERIA X SERIES: Chiến dịch này nhận nhiều thảo luận tích cực về giá và cấu hình hợp lý so với các dòng máy khác trong cùng phân khúc. Một số phản hồi tiêu cực là về Pin của dòng XA yếu so với các dòng cùng hãng và một số máy bị lỗi khi update hệ điều hành mới.
TOP 10 NGƯỜI NỔI TIẾNG ĐƯỢC NHẮC ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 8/2016
So với tháng 7, bảng xếp hạng top 10 người nổi tiếng tháng này có sự xuất hiện của Vũ Cát Tường do những vấn đề liên quan việc đạo nhạc trong nửa đầu tháng 8. Ngoài ra, Top 10 người nổi tiếng còn có sự thay đổi lớn khi Sơn Tùng đã thay thế vị trí thứ nhất của Khởi My trong suốt 5 tháng qua. Điều này được giải thích do MV “Chúng Ta Không Thuộc Về Nhau” của Sơn Tùng tạo được một lượng thảo luận khổng lồ không chỉ trên kênh Youtube mà trên các kênh social media khác. Bên cạnh đó, các thảo luận về The Face cũng giúp Mai Ngô, Hồ Ngọc Hà, Phạm Hương và Lan Khuê tiếp tục góp mặt trong top 10.
Ngoài ra, chỉ số yêu thích của Trấn Thành giảm xuống âm (% ý kiến tiêu cực lớn hơn % ý kiến tích cực) do những phản đối về việc sử dụng ảnh Lee Areum (cựu thành viên nhóm nhạc T-ara nổi tiếng tại Hàn Quốc) trong tiểu phẩm một cách thiếu tế nhị.
TOP 10 SỰ KIỆN ĐƯỢC NHẮC ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 8/2016
Nhờ vào các livestream video và các thông tin bên lề…., Đêm Chung Kết Hoa Hậu Việt Nam 2016 là sự kiện được nhắc đến nhiều nhất trên social media. Ngoài ra, Heineken Green Room - sự kiện âm nhạc EDM nổi tiếng của thương hiệu Heineken, cũng góp mặt trong top 10 với vị trí cao... Đặc biệt, trong tháng 8, mặc dù chiến dịch OPPO F1s có vị trí thấp hơn Galaxy Note 7 nhưng sự kiện ra mắt của sản phẩm này lại góp mặt trong top 10 nhờ vào các hoạt động livestream trên fanpage của OPPO và sự tham gia giới thiệu về sự kiện của nhiều người nổi tiếng.
- Đêm chung kết Hoa Hậu Việt Nam 2016: Là sự kiện được chú ý nhiều nhất trong tháng 8, Đêm chung kết Hoa Hậu Việt Nam nhận được sự yêu thích bởi phần thi ứng xử và phần trình diễn của Noo Phước Thịnh trong chương trình. Tuy nhiên, sự kiện này nhận nhiều ý kiến phản hồi tiêu cực về khả năng hát live của ca sĩ Bi Rain không như mong đợi và sân khấu không sáng tạo.
- Heineken Green Room: Đây là sự kiện EDM nổi tiếng với các livestream có lượng tương tác khủng và sự tham gia của nhiều người nổi tiếng. Các thảo luận tích cực xoay quanh vấn đề chương trình hoành tráng, sự thuận lợi khi tổ chức ở nhiều nơi và có nhiều ca sĩ được yêu thích tham gia. Tuy nhiên, do quá đông và phải chen lấn, chương trình nhận phải một số ít phản hồi tiêu cực.
- Giải đấu Liên Minh Huyền Thoại Đông Nam Á - Mountain Dew: Giải đấu E-sport gây sự chú ý trong cộng đồng game thủ bởi sự hoành tráng và độ thu hút của game Liên Minh Huyền Thoại trong giới trẻ. Sự kiện này có các thảo luận tích cực về sự hoành tráng, mang tầm cỡ quốc tế và chương trình cosplay hấp dẫn. Một số ít thảo luận tiêu cực thể hiện việc trò chơi vô bổ, không hay.
- Lễ hội lồng đèn tại Aeon Mall Bình Tân: Aeon Mall liên tục có những sự kiện thu hút giới trẻ trong suốt hai tháng qua với các thảo luận tích cực xoay quanh việc trang trí đẹp và phong phú với lồng đèn và cá koi. Nhiều bạn trẻ đã hào hứng tham gia và check-in tại lễ hội này trên social media. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến tiêu cực về việc khu vực tổ chức xa trung tâm thành phố, lễ hội nhỏ và đông.
- Sự kiện EDM Cocofest 2016 – COCOBEACH: Sự kiện EDM tại Đà Nẵng thu hút nhiều người tham dự với các hoạt động hấp dẫn từ các chương trình giải trí ngoài trời đến nghệ thuật đường phố và ẩm thực đặc sắc. Cocofest nhận được nhiều sự yêu thích về chương trình sôi động, sân khấu hoành tráng và sự tham gia của nhiều người nổi tiếng. Tuy nhiên, có một số ý kiến phản hồi về việc không thích ca sĩ hát nhép và đông người không muốn tham gia.
- Sự kiện ra mắt OPPO F1s: Sự kiện này thu hút sự chú ý lên trên social media nhờ vào sự giới thiệu của nhiều người nổi tiếng và các livestreaming video trên Facebook fanpage của OPPO trong thời gian diễn ra. Nhiều người yêu thích chương trình do có nhiều người nổi tiếng tham gia và sự hoành tráng. Tuy nhiên, âm thanh không tốt và MC dẫn chương trình không hay khiến sự kiện nhận phải một số phản hồi tiêu cực.
- Hội chợ Lozi Fair - Đại Náo Ngân Hà: Hội chợ nhận nhiều sự yêu thích về thức ăn ngon, có nhiều gian hàng cho mọi người lựa chọn và nhiều chương trình hấp dẫn. Một số ít thảo luận tiêu cực xoay quanh vấn đề giá thức ăn cao.
- Sự kiện Tiger Crystal Sảng Khoái -1oC: Sự kiện độc đáo khiến giới trẻ thích thú với trải nghiệm tuyết thật và được uống bia miễn phí và được vào cổng tự do. Một số ít thảo luận tiêu cực tập trung việc không thích chương trình với thái độ chung chung.
- Giải đấu Bóng Rổ Chuyên Nghiệp Việt Nam VBA: Giải đấu bóng rổ hàng đầu Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều sự yêu thích vì có các trận đấu hấp dẫn và chuyên nghiệp. Đồng thời, có nhiều ý kiến phản hồi tích cực về khoảng thời gian warm up với các đội cổ động tuyệt vời. Tuy nhiên, có một số ít ý kiến tiêu cực về giá vé cao và nhanh hết vé.
- Ngày hội Viet Pride 2016: Viet Pride luôn được xem là sự kiện lớn nhất của cộng đồng LGBTIQ+ (Cộng đồng đa dạng giới và tính dục) tại Việt Nam, để thể hiện sự tự hào của cộng đồng về đa dạng giới và tính dục. Việc mời nhiều người nổi tiếng có sức thu hút lớnnhư đội Lan Khuê (trong chương trình The Face), Mỹ Tâm, Phạm Hương,... giúp sự kiện nhận được sự chú ý lớn trên social media. Đồng thời, nhiều thương hiệu cũng thể hiện thái độ ủng hộ tích cực cho sự kiện này như Grab, Uber… Các ý kiến tích cực xoay quanh chương trình ý nghĩa, sôi động và náo nhiệt. Một số ít ý kiến tiêu cực thể hiện thái độ không ủng hộ sự kiện và việc thay đổi địa điểm tổ chức tại Thành Phố Hồ Chí Minh sát giờ diễn ra làm nhiều người không thích.