TOPBUZZ: Bảng xếp hạng social media tháng 11/2016
Bảng xếp hạng TopBuzz là bảng xếp hạng đáng tin cậy dành cho các thương hiệu và agency, cung cấp những thông tin chất lượng và cập nhật nhất trên social media. Bảng xếp hạng TopBuzz tháng 11/2016 bao gồm Top 10 thương hiệu, Top 10 chiến dịch, Top 10 sự kiện và Top 10 người nổi tiếng trên các kênh truyền thông xã hội và báo điện tử trong thời gian từ 01/11/2016 – 30/11/2016.
Bảng xếp hạng TopBuzz hoạt động dựa trên 2 tiêu chí chính: Mức độ nhận diện và Mức độ được yêu thích.
- MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN: Dựa trên Lượng bài viết và thảo luận – Total mention (Posts & comments) được tạo ra trên social media, bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…
Ngoài ra, từ tháng 09/2016, Mức độ nhận diện còn được xác định dựa trên Tổng lượng tương tác (Like + Share + Comment), tuy nhiên việc xếp hạng vẫn dựa trên Lượng bài viết và thảo luận, vì chỉ số Like và Share có thể dễ dàng được khuếch đại và có thể khó kiểm tra liệu lượng Like và Share này có thực sự được tạo bởi những người dùng Facebook thực sự hay không.
- MỨC ĐỘ ĐƯỢC YÊU THÍCH BỞI CÔNG CHÚNG: Được xác định bằng Chỉ số yêu thích do Buzzmetrics đo lường, là kết quả phân tích chỉ số cảm xúc của các thảo luận để xác định tương quan giữa các thảo luận Tích cực, Tiêu cực và Trung lập.
Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)
Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.
TOP 10 THƯƠNG HIỆU ĐƯỢC NÓI ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 11/2016
Top 10 thương hiệu tháng 11 có nhiều sự thay đổi so với tháng 10. Tiger là thương hiệu được nói đến nhiều nhất khi các minigame yêu cầu sử dụng hashtag tên thương hiệu thu hút lượng lớn sự tham gia của người dùng trên social media. Bên cạnh đó, top 10 còn có sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới như Grab (do vấn đề giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ), Zara (được nói đến nhiều trong ngày Black Friday).
*Bảng xếp hạng Top 10 thương hiệu không bao gồm chỉ số Tổng lượng tương tác, vì số liệu về Lượng bài viết và thảo luận chỉ tính dựa trên bài viết và thảo luận thực sự có nói tới thương hiệu (brand mentions), chứ không tính các thảo luận bên dưới các bài viết (post).
- TIGER: Nhờ vào các minigame có nói đến tên thương hiệu qua hashtag #tigerbeer trên trang fanpage, Tiger trở thành nhãn hàng được nói đến nhiều nhất trên social media trong tháng 11, vượt qua các thương hiệu thuộc ngành hàng điện tử tiêu dùng.
- SAMSUNG: Lượng bài viết và thảo luận đề cập đến nhãn hàng tăng cao so với tháng 10 khi có nhiều chương trình ưu đãi diễn ra, đặc biệt là vào ngày Black Friday. Thương hiệu tiếp tục nhận được nhiều ý kiến tích cực về việc là một thương hiệu uy tín, có các sản phẩm với chất lượng cao và thiết kế đẹp. Tuy nhiên, Samsung nhận phải một số phản hồi tiêu cực liên quan đến chất lượng sản phẩm như cấu hình không phù hợp với mức giá và hay bị treo máy khi sử dụng.
- SONY: Trong tháng 11, thương hiệu không được nhiều người dùng yêu thích khi bị so sánh với các nhãn hàng khác và nhận nhiều phản hồi tiêu cực về vấn đề chất lượng sản phẩm như hay bị nóng máy và pin yếu. Một số ý kiến tích cực về Sony là có những sản phẩm với thiết kế nam tính và âm thanh hay.
- GRAB: Grab có lượng bài viết và thảo luận vượt trội trong tháng 11 khi có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống. Ngoài ra, các chương trình ưu đãi diễn ra liên tục trong tháng cũng giúp thương hiệu này góp mặt trong top 10. Grab nhận được nhiều phản hồi tích cực về việc là thương hiệu có giá rẻ, phục vụ nhanh, nhiều ưu đãi và giúp mọi người đi lại thuận tiện hơn. Các thảo luận tiêu cực chủ yếu là một số hệ điều hành không tải được ứng dụng Grab (Windows Phone) và các mã ưu đãi báo lỗi.
- HONDA: Việc ra mắt SH125i/150i và chuỗi chương trình kỷ niệm 1 triệu xe VISION trong tháng giúp Honda có lượng bài viết và thảo luận tăng nhiều so với tháng 10; tuy nhiên, sự yêu thích thương hiệu bị giảm do vấn đề giá chênh lệch giữa các đại lý được nói đến khá nhiều khi có các sản phẩm mới. Một số phản hồi tích cực cho rằng Honda là thương hiệu có các sản phẩm tiết kiệm xăng và bền theo thời gian.
- ZARA: Thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới được nói đến nhiều trong dịp Black Friday - Ngày lễ mua sắm lớn nhất năm vào tháng 11. Zara được yêu thích do nắm bắt được xu hướng trên thế giới và có nhiều sản phẩm đẹp. Tuy nhiên, việc thương hiệu ở Việt Nam cập nhật sản phẩm chậm hơn những nước khác khiến một số người dùng không hài lòng.
- HTC: Thương hiệu không được người dùng yêu thích nhiều do có nhiều ý kiến cho rằng HTC không nâng cấp các thiết kế và chất lượng sản phẩm trong khi nhãn hàng ngày càng tăng giá; chỉ có một số thảo luận tích cực cho rằng thương hiệu vẫn có những sản phẩm với chất lượng tốt và bền.
- OPPO: Oppo nhận phải nhiều ý kiến không hài lòng về vấn đề không nâng cấp phần mềm và thiết kế không nổi bật. Ngoài ra, có một số người dùng không sử dụng sản phẩm của thương hiệu do tẩy chay hàng Trung Quốc. Các ý kiến tích cực về Oppo là thương hiệu chụp hình và selfie đẹp.
- VIETTEL: Thương hiệu viễn thông tiếp tục nhận được nhiều phản hồi tích cực do có tốc độ đường truyền mạng ổn định và giá rẻ. Tuy nhiên, Viettel khiến nhiều người không hài lòng do dịch vụ Chăm Sóc Khách Hàng không tốt và đường truyền 3G không mạnh.
- DELL: Được nhận xét là thương hiệu có nhiều sản phẩm với chất lượng tốt, bền và chạy mượt. Tuy nhiên, Dell nhận phải một số ý kiến tiêu cực cho rằng thiết kế sản phẩm không đẹp.
TOP 10 CHIẾN DỊCH ĐƯỢC NÓI ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 11/2016
Top 10 chiến dịch tháng 11 tiếp tục có sự thay đổi khi chiến dịch Đánh thức mùa xuân của Tiger tạo ra lượng thảo luận khổng lồ và trở thành chiến dịch được nói đến nhiều nhất trên social media. Bên cạnh đó, bảng xếp hạng còn có sự xuất hiện của nhiều chiến dịch thuộc ngành hàng điện tử tiêu dùng như Galaxy S7/S7 Edge, J7 Prime của Samsung, Prime X 2017 của Mobiistar, OPPO F1s của Oppo, Xperia X Series của Sony và Huawei GR5. Thương hiệu Nabati lần đầu xuất hiện trong top 10 với chiến dịch Sôi động cùng Nabati do có lượng bài viết được chia sẻ khá lớn.
Galaxy S7/S7 Edge và Đánh thức mùa xuân là hai chiến dịch có tổng lượng tương tác (Likes + Shares + Comments) cao nhất trong tháng 11; trong đó, phần lớn lượng tương tác của Galaxy S7/S7 Edge đến từ lượt like trên trang fanpage của Samsung còn Đánh thức mùa xuân đến từ lượng bình luận trong các minigame trên trang Tiger.
*Chiến dịch của các thương hiệu có thể kéo dài nhiều tháng, dưới đây chỉ là thống kê lượng thảo luận và bài viết được tạo ra trong thời gian tháng 11/2016.
- TIGER – Đánh thức mùa xuân: Chiến dịch của thương hiệu Tiger tạo ra một lượng thảo luận khổng lồ trong tháng 11 nhờ vào các minigame nhận iPhone 6S Plus và vé tham dự sự kiện EDM Tiger Remix; chiến dịch này cũng giúp Tiger trở thành thương hiệu được nói đến nhiều nhất trong tháng 11. Các thảo luận tích cực chủ yếu là về sự đẳng cấp, hấp dẫn của Tiger Remix. Một số ý kiến tiêu cực thể hiện sự không tin tưởng vào chương trình trúng iPhone.
- SAMSUNG – Galaxy S7/S7 Edge: Nhờ vào các minigame trên trang fanpage Siêu Rẻ và chương trình trải nghiệm Galaxy Studio cùng Gear 360 [Link], chiến dịch này tạo ra lượng bài viết và thảo luận lớn trên social media . Galaxy S7/S7 Edge nhận được nhiều ý kiến tích cực xoay quanh camera chụp hình đẹp và thiết kế hấp dẫn, đặc biệt là phiên bản màu xanh coral mới ra mắt. Những thảo luận tiêu cực là về lỗi kỹ thuật như máy bị treo và cảm ứng không nhạy.
- SAMSUNG – Galaxy J7 Prime: Chiến dịch thu hút nhiều sự chú ý trên social media do có các minigame trên trang fanpage Siêu Rẻ và những bài quảng bá các tính năng nổi bật, đặc biệt là camera chụp hình trong điều kiện thiếu sáng. J7 Prime nhận được nhiều sự yêu thích xoay quanh chụp hình đẹp và thiết kế bắt mắt. Một số ít ý kiến tiêu cực là về loạn cảm ứng, lỗi vân tay và kết nối mạng yếu.
- SUNSILK – Black Shine: Chiến dịch mới của Sunsilk nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng, đặc biệt là fan của Khởi My và Đông Nhi thông qua các cuộc bình chọn màu tóc yêu thích với thần tượng của mình. Nhiều ý kiến thể hiện sự yêu thích chiến dịch bằng cách tích cực và kêu gọi mọi người bình chọn cho thần tượng của mình.
- MOBIISTAR – Prime X 2017: Việc sử dụng tính năng livestream để nhận xét điểm yêu thích về sản phẩm trên trang fanpage của Ginô Tống và Khởi My giúp cho chiến dịch của Mobiistar góp mặt trong top 10 thương hiệu. Các phản hồi tích cực xoay quanh thiết kế đẹp, sạc pin nhanh và cảm ứng vân tay 1 chạm. Một số phản hồi tiêu cực là về giao diện thiết kế không hợp lý và cảm biến không nhạy.
- NABATI – Sôi động cùng Nabati: Sôi động cùng Nabati là cuộc thi nhảy do thương hiệu Nabati tổ chức hướng tới đối tượng là học sinh ở các trường THCS/THPT; việc kêu gọi bạn bè chia sẻ bài viết và clip dự thi giúp chiến dịch tạo ra được nhiều bài viết và thảo luận trên social media. Các thảo luận tích cực chủ yếu là kêu gọi bình chọn cho clip dự thi cuộc thi nhảy.
- OPPO – OPPO F1s : F1s tiếp tục là chiến dịch được nói đến nhiều nhất trong tháng 11 nhờ vào chương trình trả góp của FPT Shop và sự quảng bá của nhiều người nổi tiếng. OPPO F1s nhận được nhiều phản hồi tích cực xoay quanh việc chụp hình đẹp và thiết kế hấp dẫn, đặc biệt là màu xám đen. Một số ít ý kiến tiêu cực về máy bị treo.
- SONY – Xperia X Series : Chiến dịch quảng bá cho dòng điện thoại của Sony tiếp tục góp mặt trong top 10 với những thảo luận tích cực xoay quanh thiết kế đẹp, chụp hình tốt và giá hợp lý so với cầu hình; tuy nhiên, có nhiều ý kiến không hài lòng về việc pin yếu, cấu hình yếu và camera chụp hình không đẹp.
- TRESEMMÉ – Hair-in-shape: Phần lớn lượng tương tác của chiến dịch này được tạo ra từ những livestreaming video thực hiện minigame nhận vé xem phim [Link, Link] với nhiều thảo luận thể hiện sự yêu thích và tham gia các minigame. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực cho việc ấn tượng với clip remix về cách phát âm tên thương hiệu.
- HUAWEI – Huawei GR5: Bằng việc tận dụng trào lưu Pokémon Go và thực hiện các minigame, livestream về chương trình ưu đãi, HUAWEI GR5 thu hút nhiều sự chú ý trên social media trong tháng 11. Huawei nhận được nhiều phản hồi tích cực xoay quanh thiết kế đẹp, cấu hình và pin mạnh. Các thảo luận tiêu cực chủ yếu là máy bị treo, chụp hình không đẹp và không sử dụng hàng Trung Quốc.
TOP 10 NGƯỜI NỔI TIẾNG ĐƯỢC NÓI ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 11/2016
So với tháng 10, bảng xếp hạng tháng 11 có sự xuất hiện của nhiều nhân vật mới. Huy Cung - Vlogger nổi tiếng trong giới trẻ và Lê Thị Huyền Anh - Bà Tưng lần đầu có mặt trong top 10 do có các livestreaming video với lượng tương tác cao; tuy nhiên, tổng lượng tương tác của Huy Cung và Lê Thị Huyền Anh lại thấp nhất do hoạt động trên trang fanpage và trang cá nhân là chủ yếu. Bên cạnh đó, Trường Giang cũng trở lại bảng xếp hạng top 10 khi những thông tin về liveshow Chàng Hề Xứ Quảng 2 và chương trình Giọng Ải Giọng Ai xuất hiện liên tục trên social media.
Đáng chú ý, Hồ Ngọc Hà không nhận được nhiều sự yêu thích trên social media trong tháng vừa qua do nhận phải nhiều ý kiến tiêu cực liên quan đến đời sống cá nhân.
Noo Phước Thịnh, Trấn Thành và Khởi My là top 3 người nổi tiếng có tổng lượng tương tác cao nhất trong tháng 11; trong đó, phần lớn đến từ lượt like ở fanpage ca sĩ và những trang nổi bật trong giới trẻ như Yeah 1, Yan News, Yan TV,...
TOP 10 SỰ KIỆN ĐƯỢC NÓI ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA THÁNG 11/2016
Lễ hội âm nhạc dã ngoại Yan Beatfest là sự kiện được nói đến nhiều nhất trên social media trong tháng 11 với sự tham gia của nhiều người nổi tiếng trong và ngoài nước. Đây cũng là sự kiện có tổng lượng tương tác nhiều nhất, với phần lớn đến từ lượt like trên các trang fanpage của Yan như Yan News, Yan TV, Yan Beatfest. Bên cạnh đó, các sự kiện âm nhạc khác như Live concert của Noo Phước Thịnh hay VTM Tour cũng xuất hiện trong top 10. Ngoài ra, những lễ hội ẩm thực, mua sắm như Hello Weekend Market, Siêu hội chợ Thái Lan, Lễ hội Ẩm thực Lê La Đường Phố cũng thu hút nhiều sự chú ý trên social media, đặc biệt là giới trẻ.
- Sự kiện Yan Beatfest 2016: Là lễ hội âm nhạc dã ngoại lớn nhất Việt Nam trong các năm gần đây, Yan Beatfest thu hút được nhiều sự chú ý của giới trẻ với sự tham gia của hơn 80 ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc tổ chức các minigame nhận vé và livestream xuyên suốt chương trình cũng giúp sự kiện này có lượng tương tác khá cao trên social media. Lễ hội nhận được nhiều phản hồi tích cực về việc chương trình sôi động, cuồng nhiệt, âm nhạc hay và mong muốn được tham gia. Tuy nhiên, sự cố ngắt điện trong lúc diễn ra chương trình và vấn đề quá đông phải chen lấn khiến nhiều người không hài lòng.
- Live concert FunRing Day 2016 - Noo Phước Thịnh: Đây là liveshow đầu tiên và lớn nhất của Noo Phước Thịnh do Mobifone tổ chức nhằm nhìn lại hoạt động ca hát trong suốt 8 năm qua của Noo. Concert được nhiều người yêu thích vì có nhiều ca sĩ với những màn trình diễn ấn trượng, hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến không hài lòng về việc quá đông đúc và nghi ngờ hát nhép.
- Siêu hội chợ Thái Lan: Sự kiện ẩm thực và mua sắm hàng Thái Lan nhận được nhiều sự yêu thích của cư dân mạng, đặc biệt là giới trẻ do có nhiều đồ ăn ngon với giá rẻ và không khí sôi động. Các ý kiến tiêu cực chủ yếu là về vấn đề quá đông phải chen lấn, không có các hoạt động hấp dẫn và nhiều mặt hàng có giá cao.
- Sự kiện Vietnam International Fashion Week: Đây là một trong những sự kiện thời trang trong nước được mong chờ nhất năm. Bộ sưu tập thu đông của các nhà thiết kế và streetstyle của giới trẻ là những nội dung thu hút được nhiều sự chú ý của Vietnam International Fashion Week (VIFW) trên social media. Sự kiện này nhận được nhiều thảo luận tích về chương trình hoành tráng và có nhiều bộ sưu tập hấp dẫn. Tuy nhiên, việc ban tổ chức không chuyên nghiệp trong vấn đề các show diễn ra liên tục và không có thức uống cho khách mời khiến một số người không hài lòng.
- Hello Weekend Market: Với sự ảnh hưởng của Black Friday, Hello Weekend Market là một trong những hội chợ được nói đến nhiều nhất trên social media. Hàng loạt các hình ảnh check-in và OOTD của giới trẻ được đăng tải lên trang cá nhân với hashtag #Helloweekendmarket. Hội chợ này được nhiều người nhận xét là có nhiều món ăn, mặt hàng giảm giá cũng như khu vui chơi và khuyến mãi. Các phản hồi tiêu cực chủ yếu là vấn đề vệ sinh kém và quá đông đúc.
- Giải đấu Bóng rổ chuyên nghiệp Quốc gia VBA: Giải đấu bóng rổ hàng đầu trong nước đã đi đến các trận chung kết trong tháng vừa qua và tìm ra đội vô địch Danang Dragons. Các thảo luận tích cực về VBA là có nhiều trận đấu hay và chuyên nghiệp như giải NBA của Mỹ. Một số ít thảo luận tiêu cực chủ yếu là giá vé cao.
- Sự kiện VTM Tour - Sắc màu âm nhạc: Đây là chương trình âm nhạc và giao lưu gặp gỡ với các ca sĩ được VTM tổ chức tại các trường THPT trong tháng 11. Với sự tham gia của nhiều người nổi tiếng như Soobin Hoàng Sơn, Đông Nhi, Tóc Tiên, Lip B,... tour diễn này nhận được nhiều sự yêu thích của các bạn học sinh. Các thảo luận tích cực chủ yếu là mong muốn tham gia và chương trình sôi động, hấp dẫn; tuy nhiên, có một số it ý kiến không hài lòng về vấn đề ca sĩ hát nhép.
- Sự kiện Chạy từ thiện cùng sao California: Đây là sự kiện thể thao nhằm mục đích gây quỹ từ thiện nhằm ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với sự tham gia của nhiều người nổi tiếng do California Fitness & Yoga Center tổ chức. Nhiều ý kiến thể hiện việc yêu thích và mong muốn tham dự do chương trình ý nghĩa và thiết thực. Một số phản hồi tiêu cực chủ yếu về vấn đề âm thanh trong khi giao lưu cũng người nổi tiếng không hay.
- Lễ hội ẩm thực Lê La Đường Phố: Lễ hội ẩm thực do Địa Điểm Ăn Uống tổ chức được giới trẻ thích thú do có nhiều đồ ăn ngon, mới lạ. Tuy nhiên, có một số ý kiến e ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của đồ ăn.
- Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2016: Sự kiện điện ảnh nhận được nhiều phản hồi tích cực về việc có nhiều bộ phim kinh điển hay và mong muốn tham gia các buổi chiếu phim. Một số bình luận tiêu cực thể hiện việc Liên hoan phim không hấp dẫn.