Buzzmetrics Social Index - BSI là gì?

Ngày đăng:
5/4/2018
17/10/2024
Buzzmetrics Social Index - BSI là gì?

Bảng xếp hạng BSI Top10 được Buzzmetrics phát hành từ tháng 10/2017. Tính đến tháng 10/2022, BSI Top10 ghi nhận hơn 11,500 chiến dịch diễn ra trên social media trong suốt 5 năm qua. Hiện nay, BSI đã trở thành chỉ số quan trọng, đáng tin cậy giúp các thương hiệu và agency có thêm góc nhìn về cách đánh giá hiệu quả của các chiến dịch trên social media thông qua 5 yếu tố: Tổng thảo luận (Buzz Volume), Chỉ số cảm xúc (Sentiment Score), Độ phủ (Coverage), Sự liên quan (Object mention) và Nội dung được tạo bởi người dùng (UGC – User Generated Content).

Trong năm 2021, chỉ số BSI đã được cập nhật để có thể bắt kịp với thị trường và tiếp tục mang đến giá trị tham khảo cho thương hiệu: Chỉ số lan truyền (Virality Score) và chỉ số thảo luận liên quan (Relevancy Score) sẽ thay thế Object Mention và UGC (User Generated Content). 

Tuy nhiên, hành trình cải tiến bảng xếp hạng BSI Top10 không dừng lại ở đó. Các nền tảng mạng xã hội ngày càng đa dạng và thương hiệu đang có nhiều cách hơn để tiếp cận người dùng. Để có thể đánh giá chính xác hơn nữa hiệu quả của chiến dịch Social Media Marketing, chỉ số BSI phiên bản 2023 đã được cải tiến mới. 

BSI Top10 phiên bản 2023 có gì mới?

BSI phiên bản 2023 giới thiệu thêm hai chỉ số đo lường chất lượng, đó là: 

1. Chỉ số đa dạng (Diversity Score): thể hiện mức độ đa dạng trong nội dung thảo luận trên mạng xã hội. Khi mạng xã hội là xã hội với đa dạng màu sắc, tính cách, hệ giá trị, thì người dùng mạng xã hội tự nhiên sẽ có phản hồi đa dạng với ý kiến và câu chuyện khác nhau của họ. Chỉ số này nhằm đánh giá mức độ tương tác tự nhiên của chiến dịch thương mại với người dùng mạng.

Những comment thể hiện sự không đa dạng về nội dung

 

2. Chỉ số khán giả (Audience Score): Khi phần lớn người Việt Nam đã có tài khoản mạng xã hội, việc có quá nhiều tài khoản mới tạo tham gia vào thảo luận một hoạt động thương hiệu không thể hiện tính chất hấp dẫn đối với người dùng tự nhiên. Chỉ số này nhằm đánh giá mức độ thu hút của chiến dịch thương mại với người dùng tự nhiên so với việc “fans” tạo tài khoản ảo nhằm ủng hộ thương hiệu hoặc người nổi tiếng.

Đây là 2 chỉ số làm rõ hơn chất lượng của thảo luận chất lượng của tài khoản tham gia trong việc đánh giá chiến dịch. Diversity Score và Audience Score sẽ được đánh giá tự động dựa trên mức độ tương tác của toàn hệ thống dựa trên hơn 2,000 chiến dịch thương mại hàng năm được đo lường bởi Buzzmetrics.

Bên cạnh đó, chỉ số BSI mới (phiên bản 2023) vẫn giữ nguyên tiêu chí trong việc đánh giá mức độ thành công của các chiến dịch/sự kiện/người ảnh hưởng trên social media một cách tổng quan dựa trên 5 yếu tố cốt lõi; đó là: 

  1. Tổng lượng thảo luận (Buzz Volume): là yếu tố giúp cân nhắc để xếp hạng; chỉ có các chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng có Buzz Volume nằm trong Top 30 mới được xem xét tiếp và xếp hạng để chọn ra BSI Top10. Đây là chỉ số cần thiết để đánh giá về mức độ sôi nổi, ồn ào của một chiến dịch trên social media.
  2. Chỉ số cảm xúc (Sentiment Score): là yếu tố quyết định hiệu ứng của tổng lượng thảo luận. Ví dụ: Sentiment Score của một thương hiệu là nhỏ hơn 0, tức là thương hiệu không đạt được hiệu ứng tích cực từ cộng đồng mạng nói chung, vì thế hiệu ứng truyền thông sẽ không được tính. Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực).
  3. Độ phủ (Audience Scale): là mức độ lan truyền của chiến dịch/sự kiện/người ảnh hưởng và được tính dựa trên số lượng người thực sự (Unique Audience) tham gia thảo luận.
  4. Chỉ số thảo luận liên quan (Relevancy Score): thể hiện mức độ liên quan của các thảo luận đến chủ đề đang được nói đến; càng có nhiều thảo luận liên quan được tạo ra bởi càng nhiều người thì Relevancy Score càng tốt. Và các thảo luận càng liên quan đến thương hiệu, thông điệp chiến dịch (Object mention) sẽ được đánh giá tốt hơn so với các thảo luận liên quan đến các tactics, hoạt động cho thương hiệu tổ chức (ví dụ: các thảo luận tham gia mini game).
  5. Chỉ số lan truyền (Virality Score): thể hiện mức độ lan tỏa của chiến dịch trên social media. Virality Score là chỉ số dựa trên tỷ trọng thảo luận trên 3 nguồn: Paid, Owned, Earned media. Trong đó, Owned media là các trang do thương hiệu quản lý và kiểm soát (Facebook fanpage); Paid media là các trang được hệ thống máy học của social listening (Machine learning) phân loại vào nhóm Commercial Page (các trang/nhóm/người nổi tiếng thường có các bài viết quảng cáo cho các thương hiệu) và Earned media là phần thảo luận còn lại.

Bảng xếp hạng BSI Top10 phiên bản 2023 và ...

Qua nhiều lần cải tiến, bảng xếp hạng BSI Top10 đã thể hiện sự nỗ lực của Buzzmetrics trong việc mang lại giá trị thực sự cho thương hiệu khi giúp các thương hiệu đánh giá hiệu quả của các chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng trên social media. Phiên bản 2023 không chỉ quan tâm đến chất lượng thảo luận mà còn xem xét độ đa dạng của thảo luận (Diversity Score) và chất lượng của đối tượng tham gia thảo luận (Audience Score).

Tuy nhiên, bảng xếp hạng BSI Top10 phiên bản 2023 vẫn chưa phải là phiên bản cuối cùng của BSI Top10 khi mà Buzzmetrics sẽ luôn có những cải tiến tốt hơn nữa để có thể ghi nhận và đánh giá nỗ lực của thương hiệu trên social media một cách tốt nhất.

Trước khi ra mắt phiên bản 2023, BXH BSI Top10 đã trải qua quá trình phát triển như thế nào? Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua những cột mốc quan trọng của  BXH BSI Top10 nhé! 

Lần đầu tiên phát hành bảng xếp hạng TopChart

Tháng 03/2016, lần đầu tiên Buzzmetrics phát hành bảng xếp hạng thương hiệu, chiến dịch, sự kiện và người nổi tiếng qua mức độ “ồn ào” (Buzz Volume) trên social media với tên gọi TopChart. Bảng xếp hạng Top Chart hoạt động dựa trên 2 tiêu chí chính: Tổng lượng thảo luậnChỉ số cảm xúc.

Top 10 chiến dịch thuộc bảng xếp hạng TopChart tháng 09/2016: 

Cải tiến bảng xếp hạng TopChart thành bảng xếp hạng TopBuzz

Sau 6 tháng phát hành, đến tháng 09/2016 Buzzmetrics đã có sự cải tiến cho bảng xếp hạng TopChart khi Tổng lượng thảo luậnChỉ số cảm xúc không phản ánh đầy đủ nỗ lực của Marketer. Bảng xếp hạng TopChart được đổi tên thành bảng xếp hạng TopBuzz và được bổ sung thêm chỉ số Tổng lượng tương tác – Total interaction (Like + Share + Comment).

Top 10 chiến dịch thuộc bảng xếp hạng TopBuzz tháng 10/2017: 

Bước ngoặt lớn khi BSI Top10 ra đời

BSI Top10 (phiên bản cũ) được cải tiến từ TopBuzz khi social media ngày càng thể hiện rõ nét vai trò là thước đo chỉ số sức khỏe thương hiệu, thể hiện tình cảm, quan điểm, ý định mua hàng của người tiêu dùng. Do đó chỉ số Tổng lượng thảo luận (Buzz Volume) của bảng xếp hạng TopBuzz không còn là yếu tố duy nhất có thể thể hiện được hết mức độ tác động đến sự thành công của các chiến dịch/sự kiện/thương hiệu hay người nổi tiếng. Do đó, Buzzmetrics đã cải tiến bảng xếp hạng TopBuzz thành bảng xếp hạng BSI Top10 gồm 5 chỉ số dưới đây để đánh giá một cách tổng quan hơn về hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của các chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng.

  1. Tổng lượng thảo luận (Buzz Volume): là yếu tố giúp cân nhắc để xếp hạng; các chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng có Buzz Volume nằm trong top 30 sẽ có khả năng lọt vào bảng xếp hạng BSI Top10 cao hơn.
  2. Chỉ số cảm xúc (Sentiment Score): là yếu tố quyết định hiệu ứng của tổng lượng thảo luận, thể hiện mức độ yêu thích của người dùng dành cho chiến dịch/sự kiện/người ảnh hưởng.
  3. Độ phủ (Coverage): là mức độ lan truyền của chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng và được tính dựa trên số lượng người thực sự (Unique Audience) tham gia thảo luận.
  4. Sự liên quan (Object Mention): là số lượng thảo luận được tạo ra bởi người dùng đề cập cụ thể đến các cụm từ về chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng, chỉ số này giúp đánh giá chính xác hơn các nỗ lực trong việc khiến người dùng ghi nhớ và bàn luận về các thông điệp mà thương hiệu muốn hướng đến.
  5. UGC (User Generated Content): là số lượng nội dung được tạo ra bởi người dùng, UGC giúp thương hiệu đo lường được mức độ tác động đến người dùng trên social media, khiến họ phải chủ động tạo ra các nội dung liên quan đến thương hiệu.

Bảng xếp hạng BSI Top10 Campaigns tháng 08/2020:

Bảng xếp hạng BSI Top10 phiên bản 2021 có thêm Relevancy Score và Virality Score

Với phiên bản 2021, mỗi chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng cần chú ý về chất lượng thảo luận hơn nữa khi BSI Top10 phiên bản 2021 không chỉ quan tâm đến việc người dùng có nhận định như thế nào về chiến dịch/sự kiện/người nổi tiếng (Relevancy Score) mà còn chú trọng đến nguồn tạo ra các thảo luận (Virality Score). 

Bảng xếp hạng BSI Top10 Campaigns tháng 10/2021:

 

 

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận thông báo về các báo cáo và bài viết hữu ích

Đăng ký ngay
DMCA.com Protection Status