Theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện trên social media: Ngân hàng HSBC qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 5 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Tuần này Buzzmetrics sẽ phân tích ngân hàng HSBC và theo dõi sức khỏe thương hiệu của HSBC trên Social media.

Ngân hàng là một trong những ngành hàng dịch vụ nhận được nhiều sự quan tâm; do đó, các phản hồi của người tiêu dùng là rất quan trọng trong việc xác định hình ảnh thương hiệu hay ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dùng khác. Chính vì thế, các ngân hàng cần nắm bắt được các thông tin trên social media nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và xử lý kịp thời các thông tin tiêu cực để tránh các khủng hoảng truyền thông xảy ra.

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 5 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”, gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.Bài viết tuần này sẽ theo dõi một cách toàn diện sức khoẻ thương hiệu ngân hàng HSBC trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.

A. Người tiêu dùng đang nói gì về HSBC và đối thủ cạnh tranh trên social media? – Module BRAND HEALTH

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG NGÂN HÀNG TRÊN SOCIAL MEDIA

Trong nhóm ngân hàng nước ngoài, ANZ, HSBC và Citibank là 3 ngân hàng được nhắc đến nhiều nhất trên social media do có nhiều chương trình ưu đãi liên kết với các nhà bán lẻ và thương hiệu nổi tiếng.

Tuy nhiên, lượng bài viết và thảo luận tạo ra trên social media của các ngân hàng nước ngoài ít hơn hẳn so với các ngân hàng trong nước do ngân hàng trong nước có các hoạt động tích cực trên fanpage và các chương trình hấp dẫn như sự kiện tri ân, sự kiện âm nhạc,...

Phân tích ngân hàng HSBC _banking_HSBC_thi-phan-thao-luan-tren-social-media_1

THẢO LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU HSBC TRÊN SOCIAL MEDIA

  • Xu hướng thảo luận:

Lượng thảo luận về HSBC tăng cao vào các tháng 1, tháng 4, tháng 5 và tháng 6/2016 do có các chương trình ưu đãi diễn ra, đặc biệt là các ưu đãi trả góp 0% cho sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, các thông tin bên lề về Chris Khoa - Chàng trai gốc Việt nhận được lời mời làm việc từ những thương hiệu lớn trong đó có HSBC cũng thu hút sự chú ý trên social media.

Phân tích ngân hàng HSBC _banking_HSBC_xu-huong-thao-luan-tren-social-media_2
  • Lượng thảo luận và chỉ số cảm xúc hàng tháng:

Trong nửa năm đầu 2016, tình hình thảo luận của HSBC tăng cao vào tháng 4 và kéo dài đến tháng 6 do những chương trình ưu đãi và các thông tin bên lề liên quan đến Hồ sơ Panama, Chris Khoa. Ngoài ra, có nhiều phản hồi về việc Bộ phận chăm sóc khách hàng không hỗ trợ tốt Phí dịch vụ cao khiến chỉ số cảm xúc trong 6 tháng của HSBC khá thấp.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.

Phân tích ngân hàng HSBC _banking_HSBC_luong-thao-luan-va-chi-so-cam-xuc-tren-social-media_3
  • Phản hồi của người tiêu dùng về ngân hàng trên social media:

Có nhiều ưu đãi là ý kiến tích cực được nhắc đến nhiều nhất trên social media. Trong đó, có một bộ phận người tiêu dùng mong muốn mở tài khoản tín dụng để được sử dụng các ưu đãi này. Ngoài ra, HSBC cũng được tin tưởng về sự Uy tínMức độ bảo mật cao do là ngân hàng nước ngoài nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt, có nhiều máy ATM là một lợi thế lớn của HSBC so với các ngân hàng nước ngoài khác.

Tuy nhiên, có một số phản hồi không hài lòng về Phí dịch vụ quá cao hoặc không hợp lý. Ngoài ra, Bộ phận chăm sóc khách hàng không hỗ trợ nhiệt tìnhThái độ nhân viên không tốt cùng là hai ý kiến tiêu cực đáng chú ý.

Phân tích ngân hàng HSBC _banking_HSBC_phan-hoi-cua-nguoi-tieu-dung-tren-social-media_4
Phân tích ngân hàng HSBC _banking_HSBC_trich-dan-thao-luan-tren-social-media_5
  • Nhìn nhận của người tiêu dùng về hình ảnh ngân hàng

Nhìn chung, các ngân hàng nước ngoài đều có các chương trình ưu đãi dành cho thẻ tín dụng. Trong đó, HSBCANZ là hai ngân hàng có nhiều ưu đãi nhất và nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Do đó, trong bài viết này sẽ tập trung so sánh về thương hiệu HSBC và đối thủ cạnh tranh ANZ.

Trên social media, HSBCANZ được người tiêu dùng nhìn nhận là hai ngân hàng có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn hơn các ngân hàng nước ngoài khác. Bên cạnh đó, HSBC còn được nhận xét là một ngân hàng uy tín trong khi ANZ được xem là một ngân hàng có thủ tục nhanh chóng.

Tuy nhiên, người tiêu dùng có các nhìn nhận tiêu cực về ANZ khi họ cho rằng ngân hàng này có phí dịch vụ cao.

Phân tích ngân hàng HSBC _Banking_HSBC_nhin-nhan-cua-nguoi-tieu-dung-ve-HSBC-va-ANZ-tren-social-media_6

B. Trong 6 tháng đầu năm 2016, HSBC và ANZ có những chương trình ưu đãi gì trên social media và hiệu quả của từng chương trình như thế nào? – Module CAMPAIGN TRACKING

Trong 6 tháng đầu năm 2016, các hoạt động của HSBCANZ trên social media chủ yếu tập trung vào sản phẩm thẻ tín dụng, với sự liên kết thực hiện các chương trình ưu đãi hấp dẫn cùng các nhà bán lẻ và thương hiệu nổi tiếng như: FPT Shop, Cellphones, Viễn Thông A, Thế Giới Di Động, Lazada, Tiki,...

Phân tích ngân hàng HSBC _banking_HSBC_chuong-trinh-uu-dai-tren-social-media_7

Mặc dù không có nhiều hoạt động trên fanpage nhưng lượng bài viết và thảo luận của HSBC vẫn cao hơn ANZ do sự liên kết với nhiều thương hiệu. Bên cạnh đó, ưu đãi trả góp 0% các sản phẩm điện tử tiêu dùng thu hút được sự chú ý lớn của người tiêu dùng, đặc biệt trong các khoảng thời gian ra mắt các dòng điện thoại mới của Samsung, Apple hay Xiaomi.

Phân tích ngân hàng HSBC _banking_HSBC_phuong-thuc-Marketing-tren-social-media_8

C. HSBC đã gặp khủng hoảng truyền thông hay tin tức tiêu cực gì trong 6 tháng đầu năm 2016? – Module CRISIS ALERT

Trong 6 tháng đầu năm, HSBC gặp phải 3 khủng hoảng truyền thông; trong đó có 2 cuộc khủng hoảng liên quan đến vấn đề tin tặc tấn công ảnh hưởng tới sự bảo mật của ngân hàng. Vụ việc hồ sơ Panama (Tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ) tuy ảnh hưởng tới ngân hàng HSBC ở nước ngoài và được thảo luận khá nhiều ở Việt Nam nhưng thái độ của người tiêu dùng không quá tiêu cực. Do đó, bài viết này chỉ phân tích ý kiến của người tiêu dùng trong 2 lần có thông tin tiêu cực về việc tin tặc tấn công.

Phân tích ngân hàng HSBC _banking_HSBC_khung-hoang-truyen-thong-tren-social-media_9

Nhìn chung, phản hồi của người tiêu dùng thể hiện thái độ rõ nhất vềvụ việc "Mất tiền trong tài khoản HSBC do bị tin tặc hack facebook" xảy ra trong khoảng đầu tháng 4/2016. Trong cuộc khủng hoảng này, mặc dù HSBC không phải là nguyên nhân nhưng vẫn nhận phải các ý kiến tiêu cực thể hiện sự không hài lòng với cách xử lý của ngân hàngcách trả lời của nhân viên khi người dùng hỏi về sự cố; đồng thời, cũng có nhiều ý kiến trung lập xoay quanh vấn đề bị hack facebook và khuyên mọi người cẩn thận. Bên cạnh đó, vẫn có một số ít người tiêu dùng tin tưởng vào ngân hàng và cho rằng HSBC sẽ giải quyết tốt khủng hoảng.

Phân tích ngân hàng HSBC _banking_HSBC_thao-luan-cua-nguoi-tieu-dung-trong-khung-hoang-tren-social-media_10

D. Hoạt động của các ngân hàng và mối quan tâm của người tiêu dùng về thẻ tín dụng ? - Module INDUSTRY TRENDSPOTTER

Trên đây là những phân tích và theo dõi sức khỏe thương hiệu ngân hàng HSBC trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2016. Tiếp theo, nhằm giúp thương hiệu thuộc ngành ngân hàng cập nhật trào lưu trên mạng xã hội, đưa ra những nhận định về nhu cầu mới mà các ngân hàng có thể tận dụng, bài viết sẽ cập nhật về phương thức marketing nổi bật của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam nói chung trong thời gian 1 năm qua (từ tháng 9/2015 đến tháng 8/2016)

SỰ KIỆN ÂM NHẠC LÀ PHƯƠNG THỨC MARKETING ĐƯỢC NHIỀU NGÂN HÀNG ÁP DỤNG VÀ THÀNH CÔNG

Việc tổ chức các chương trình âm nhạc không phải là mới nhưng đã được nhiều ngân hàng áp dụng và thành công. Điều này không chỉ giúp ngân hàng nhận được sự chú ý lớn trên social media mà còn tạo sự kết nối với người tiêu dùng. Cụ thể, sự kiện âm nhạc Countdown party của VPBank nhận được đánh giá là một trong những sự kiện âm nhạc hoành tráng dành cho mọi người được tổ chức vào dịp cuối năm. Bên cạnh đó, Khoảng Khắc Vô Giá của Vietinbank cũng tạo được sự tương tác và kết nối với fan của các ca sĩ khi tổ chức minigame tặng chữ ký thần tượng trên Facebook fanpage của mình.

Phân tích ngân hàng HSBC _Banking_HSBC_cac-su-kien-am-nhac-cua-ngan-hang-tren-social-media_11

CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ƯU ĐÃI VỚI THẺ TÍN DỤNG THU HÚT SỰ CHÚ Ý LỚN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Theo thống kê thảo luận trên social media từ Buzzmetrics, các liên kết ưu đãi với Dịch vụ phương tiện đi lại (hàng không, taxi) tạo ra nhiều bài viết và thảo luận nhất. Cụ thể, những bài đăng về chương trình ưu đãi liên kết của các ngân hàng với hãng hàng không Vietjet thu hút nhiều tương tác trên mạng xã hội, đặc biệt trong các dịp hè và lễ Tết - các khoảng thời gian người tiêu dùng có nhu cầu đi lại nhiều nhất.

Bên cạnh đó, chương trình liên kết ưu đãi với 2 ngành hàng Điện tử tiêu dùngThời trang là cũng là hai mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Đáng chú ý, với mong muốn sở hữu các sản phẩm mới nhưng bị giới hạn về mặt tài chính, ưu đãi trả góp 0% các sản phẩm điện tử tiêu dùng thu hút sự chú ý lớn của người dùng, đặc biệt trong thời gian các sản phẩm mới được ra mắt.

Ngoài các bài đăng giới thiệu về các chương trình liên kết trên fanpage, các ngân hàng còn tổ chức các minigame để tăng độ nhận biết về các ưu đãi cũng như các thương hiệu đang có liên kết với mình và được nhiều người hứng thú tham gia.

Phân tích ngân hàng HSBC _Banking_HSBC_xu-huong-su-dung-the-tin-dung-cua-nguoi-tieu-dung-tren-social-media_12

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

“Seeding” Trên Mạng Xã Hội: Tối Ưu Hiệu Quả Hoạt Động Social Marketing Của Thương Hiệu

Mỗi năm, thị trường chứng kiến sự xuất hiện của vô số chiến dịch quảng cáo mới. Để đảm bảo sự cạnh tranh và thu hút lòng tin từ khách hàng, việc tích hợp seeding trở thành một phần không thể thiếu trong mọi chiến lược social marketing.

Đọc bài viết
right
Tiềm năng kết nối người dùng qua Lễ kỉ niệm của ngành ngân hàng

Thống kê của Buzzmetrics cho thấy, ngân hàng đứng top 5 trong số các ngành hàng có nhiều chiến dịch marketing nhất nửa đầu năm 2023. Mỗi ngân hàng có một thời điểm tổ chức Lễ kỷ niệm khác nhau, và do đó mức độ cạnh tranh dễ chịu hơn so với ngày Tết. Hoạt động tổ chức Lễ kỷ niệm gần đây của một số thương hiệu cũng cho thấy hiệu ứng khá tốt đối với người dùng.

Đọc bài viết
right
Ngành bảo hiểm cần làm gì để lấy lại niềm tin của khách hàng sau khủng hoảng truyền thông

Ngày 07/04/2023, diễn viên Ngọc Lan đăng bài phản ánh mâu thuẫn với dịch vụ bảo hiểm đã mua cách đây ba năm. Đây là sự vụ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất trong ngành bảo hiểm nhân thọ thời gian qua vừa qua. Khám phá báo cáo phân tích mới nhất từ Buzzmetrics

Đọc bài viết
right
Khám phá những khác biệt trong thảo luận mạng xã hội về ngành bảo hiểm nhân thọ

Năm 2022 ghi nhận hơn 30 triệu thảo luận về ngành bảo hiểm nhân thọ, với 94.5% thị phần thảo luận đến từ người dùng, nhân viên tư vấn cùng một số nguồn thảo luận khác.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của khách hàng?

Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng

Đọc bài viết
right
VN-INDEX 1200, thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội thay đổi như thế nào?

Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Đọc bài viết
right
Tìm hiểu xu hướng trẻ hóa nội dung trong ngành ngân hàng

Trải qua một năm 2021 đầy biến động vì dịch bệnh, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự bùng nổ những xu hướng mới. Một xu hướng nổi bật trong khoảng thời gian vừa qua là sự trẻ hóa nội dung nhằm hướng đến Gen-Z - nhóm khách hàng tiềm năng của tương lai.

Đọc bài viết
right
Toàn cảnh ngành Ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào thương hiệu?

Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy biến động vì dịch bệnh, khiến hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, và ngân hàng - một ngành hàng được thảo luận tương đối tích cực trên mạng xã hội, cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, cơ hội và thách thức nào sẽ chờ đợi các ngân hàng?

Đọc bài viết
right
Để không còn mập mờ số liệu báo cáo Campaign Tracking

Social Listening là loại hình nghiên cứu thực hiện bằng cách “lắng nghe” các thảo luận trên các phương tiện truyền thông xã hội. Việc xác định đúng các chỉ số Campaign Tracking ngay từ giai đoạn tiền chiến dịch có ý nghĩa quan trọng, vì sẽ giúp thương hiệu có định hướng rõ ràng cho ý tưởng sáng tạo. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện chiến dịch, việc theo dõi liên tục các chỉ số này giúp điều chỉnh, tối ưu hóa và phân bổ nguồn lực phù hợp.

Đọc bài viết
right
Dấu ấn của COVID-19 trong khủng hoảng truyền thông 2020

Sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội. Không chỉ hành vi người dùng bị thay đổi mà những thương hiệu cũng bị ảnh hưởng. Trong khi nhiều thương hiệu đã tìm được cách thích nghi và sống chung với dịch bệnh, vẫn có một số thương hiệu chưa có sự điều chỉnh chính sách phù hợp và phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Đọc bài viết
right
Thị trường ví điện tử - Công thức thành công và cơ hội tiềm ẩn do người dùng cung cấp

Thị trường ví điện tử đang ngày càng sôi động và loại hình thanh toán này cũng đang dần trở nên quen thuộc với lối sống hiện đại. Trong bài viết lần này, Buzzmetrics sẽ thực hiện nghiên cứu về tình hình ngành hàng qua 100% thảo luận tự nhiên của người tiêu dùng trên social media. Những thương hiệu nào đang được người tiêu dùng quan tâm nhất? Có sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của người dùng từng thương hiệu? Liệu có cơ hội nào có thể khai thác được từ thảo luận người dùng?

Đọc bài viết
right
Social Success Factor - KPI mới cho social media marketing

Thông thường, các thương hiệu sẽ đặt mục tiêu cho các chiến lược marketing trên mạng xã hội bằng các chỉ số chung: Tổng lượng thảo luận, thị phần thảo luận, xu hướng thảo luận hay chỉ số cảm xúc… Rõ ràng, các chỉ số chung này sẽ không phản ánh đầy đủ: “Liệu thương hiệu đang làm tốt hay không làm tốt trên các yếu tố chiến lược” Vì thế, cần thiết các thương hiệu nên có những bộ KPIs riêng để đánh giá và phản ánh chính xác hơn hiệu quả hoạt động Marketing trên mạng xã hội. Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở vững chắc hơn để ra quyết định, định hướng tốt hơn các hoạt động tiếp theo của mình.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Diana qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 23 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Diana trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2016 (01/07/2016 – 31/12/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Lazada qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Lazada một cách toàn diện sức khoẻ thương hiệu trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây từ 01/06/2016 đến 30/11/2016

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: LiF KUN qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 16 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ phân tích LIF Kun trên social media, và phân tích ý kiến của người tiêu dùng về thương hiệu này, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: MoMo qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 17 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ thực hiện theo dõi và phân tích phân tích MoMo - ứng dụng tài chính trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/07/2016 đến 31/12/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Circle K qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 13 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ phân tích Circle K, thương hiệu chuỗi cửa hàng tiện lợi trên social media, trong khoảng thời gian Q2 – Q3/2016 (01/04/2016 – 30/09/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Honda ô tô qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 12 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu" của Buzzmetrics sẽ Phân tích Honda và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media, trong khoảng thời gian Quý 2 & Quý 3/2016 (01/04/2016 - 30/09/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Wall Street English qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 10 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Bài viết tuần này sẽ theo dõi và phân tích Wall Street English trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Bobby qua góc nhìn social listening

Tã giấy là một mặt hàng quen thuộc cho các bậc cha mẹ có con nhỏ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều thương hiệu tã giấy xuất hiện trên thị trường khiến cho việc lựa chọn thương hiệu nào để dùng cho con trở thành nỗi băn khoăn lớn. Nhằm tạo lòng tin nơi người tiêu dùng cũng như tăng khả năng cạnh tranh, các thương hiệu tã giấy đang ngày càng đẩy mạnh các chương trình quảng bá sản phẩm, đặc biệt là trên social media. Buzzmetricstiếp tục thực hiện bài viết thứ 9 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”, gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Emart qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 7 trong chuyên mục "Always-on Brand Tracker - Mỗi tuần một thương hiệu", Bài viết tuần này sẽ Phân tích Emart trên Social Media trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/01/2016 - 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: L’Oréal Paris qua góc nhìn social listening

Cùng Buzzmetrics phân tích L’Oréal Paris, tập trung vào dòng sản phẩm chăm sóc da mặt, trong khoảng thời gian một năm từ sau Tết 2015 đến hết Tết 2016 (tháng 3/2015 - tháng 2/2016).

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Dumex qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 4 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Bài viết tuần này sẽ Phân tích Dumex trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.

Đọc bài viết
right
Giải pháp theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện nhất trên social media

Giải pháp Always-On Brand Tracker của Buzzmetrics là gói giải pháp toàn diện cho tất cả các nhu cầu trên và hiện tại đang được hơn 200 thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Coca-Cola, Unilever, Samsung, ... sử dụng. Giải pháp này bao gồm 4 modules trọn gói và không phải trả gì thêm với bất kỳ nhu cầu phát sinh nào.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Sacombank qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 18 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ theo dõi sức khỏe thương hiệu và phân tích Ngân hàng Sacombank trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/07/2016 đến 31/12/2016.

Đọc bài viết
right
7 thương hiệu nổi tiếng trên mạng không ngờ năm 2014

Công cụ lắng nghe mạng xã hội của Buzzmetrics xin góp vui những ngày trước Tết những thống kê thú vị về các thương hiệu trong tâm điểm của social media năm 2014.

Đọc bài viết
right
Làm thế nào để tạo sự liên tưởng đến thương hiệu tài trợ show Truyền hình Thực tế?

Truyền hình thực tế đã và đang làm thay đổi cách vận hành của nền công nghiệp truyền hình. Nó tạo ra một phương thức mới kết hợp giữa truyền hình và quảng cáo, thông qua việc lồng sản phẩm (Product Placement) và tài trợ show.

Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status